banner

11 nhóm đối tượng được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại Việt Nam gồm những ai

Chủ nhật - 28/02/2021 21:54
Dienbien.edu.vn - Theo hướng dẫn vừa được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành, có 11 nhóm đối tượng ưu tiên được sắp xếp tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam.

Bộ Y tế vừa xây dựng kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022 do COVAX Facility  (Giải pháp tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19 toàn cầu) hỗ trợ.

Theo đó, các nhóm đối tượng tiêm vắc xin COVID-19 sắp xếp theo mức độ ưu tiên theo tình huống dịch và trong bối cảnh nguồn vắc xin cung cấp hạn chế tại Việt Nam, bao gồm: Cụ thể, 11 nhóm đối tượng bao gồm:

- Nhân viên y tế

- Nhân viên tham gia phòng chống dịch (ban chỉ đạo các cấp, nhân viên khu cách ly, phóng viên...)

- Nhân viên ngoại giao, hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh

- Lực lượng quân đội

- Lực lượng công an

- Giáo viên

- Người trên 65 tuổi

- Nhóm cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước...

- Người mắc các bệnh mãn tính

- Người có nhu cầu đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.

- Người tại vùng dịch theo chỉ định dịch tễ

Bộ Y tế cũng cho biết chỉ chọn mua các vắc xin an toàn, có hiệu lực bảo vệ cao, được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định, đã được phê chuẩn bởi một cơ quan quản lý dược nghiêm ngặt (SRA), giá phù hợp.

Tại Việt Nam ưu tiên sử dụng vắc xin đáp ứng tiêu chí: Tính an toàn và hiệu lực bảo vệ cao (được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu); Điều kiện bảo quản từ 2 - 8°C

Theo kế hoạch, việc tiêm này để đảm bảo miễn dịch cộng đồng, Việt Nam hướng tới mục tiêu 80% dân số được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tuy nhiên, căn cứ nguồn cung ứng vắc xin hiện nay, mục tiêu trong giai đoạn 2021-2022 mục tiêu cụ thể làb ảo đảm khoảng 20% dân số cả nước được tiêm vắc xin phòng COVID19 khi có đủ nguồn vắc xin; 95% đối tượng nguy cơ được tiêm vắc xin phòng COVID-19; Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo tình hình dịch; Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

Chương trình COVAX Facility do GAVI, WHO sáng lập để cung cấp vắc xin COVID-19 cho 190 quốc gia. Ngày 10/12/2020, GAVI đã chính thức xác nhận Việt Nam là một trong số các quốc gia thành viên của Chương trình và được hỗ trợ vắc xin. GAVI và COVAX Facility dự kiến hỗ trợ toàn bộ vắc xin cho khoảng 20% dân số của các quốc gia.

Tuy nhiên, trên cơ sở ước tính hiện tại, Chương trình sẽ cung cấp vắc xin và vật tư tiêm chủng miễn phí để tiêm cho khoảng 15-16% dân số của 92 quốc gia trong đó có Việt Nam. Ngày 29/01/2021, COVAX Facility có thư về việc phân bổ khoảng hơn 4,8 triệu liều vắc xin của AstraZenecca sản xuất cho Việt Nam trong Quý I,II/2021, số lượng phân bổ tiếp theo sẽ được COVAX thông báo sau

Với số lượng 4.886.600 liều vắc xin ngừa COVID-19 được COVAX dự kiến cung ứng cho Việt Nam (25-35% trong Quý I/2021 và 65-75% trong Quý II/2021), sẽ được phân bổ cho các nhóm đối tượng như sau:

Quý I/2021: Số lượng: Quý I khoảng 1,2 triệu liều tương đương với 600.000 người gồm nhân viên y tế và nhân viên tham gia chống dịch

Quý II/2021: Số lượng: COVAX cung ứng khoảng 3,6 triệu liều tương ứng với 1,8 triệu người. Đối tượng triển khai là cán bộ Hải quan, cán bộ ngoại giao, lực lượng quân đội, lực lượng công an và giáo viên.

Quý III, IV-2021: Theo thông báo, COVAX Facility sẽ hỗ trợ vắcxin cho các quốc gia để tiêm chủng cho tối đa 20% dân số. Số vắc xin còn lại COVAX Facility dự kiến hỗ trợ từ Quý III-2021, cụ thể:

 Số lượng: khoảng 33 triệu liều tương ứng với 16 triệu người. Đối tượng triển khai là giáo viên, người trên 65 tuổi

Bộ Y tế cho biết vắc xin do COVAX hỗ trợ sẽ được miễn phí nhập khẩu, nhập khẩu qua cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc Tân Sơn Nhất và thông quan lập tức ngay khi về đến cảng, chuyển về kho quốc gia hoặc kho khu vực để kiểm định.

Việc vận chuyển vắc xin tới các tuyến sẽ do cán bộ chuyên trách tiêm chủng đã được đào tạo thực hiện.

Trong kế hoạch này, Bộ Y tế cho biết cũng đã khảo sát hệ thống kho lạnh hiện có và khẳng định hệ thống kho lạnh hiện có có thể bảo quản cùng lúc 3 triệu liều ở nhiệt độ âm sâu (- 70 độ C), 1,8 triệu liều ở nhiệt độ -25 đến -15 độ C và sẵn sàng bảo quản hàng chục triệu liều ở nhiệt độ 2-8 độ C (hầu hết vắc xin cần bảo quản ở nhiệt độ này).

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến với các địa phương về công tác phòng chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin trong năm 2021 để đảm bảo tiêm đủ cho người dân, Việt Nam cần 150 triệu liều. Bộ Y tế đã đàm phán với chương trình COVAX facility cam kết cung cấp cho Việt Nam 30 triệu liều trong năm 2021, chủ yếu dành cho 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Công ty AstraZeneca cũng cam kết cung cấp 30 triệu liều.

“Như vậy, tổng số chúng ta có 60 triệu liều vắc xin trong năm 2021. Bộ đang tích cực đàm phán với các công ty khác, một số nước khác để có thêm vắc xin. Tinh thần chung là thực hiện quyết liệt theo chỉ đạo để đảm bảo vắc xin cho người dân, để đảm. bảo hiệu quả trong phòng chống dịch”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Việc sử dụng vắc xin tuân thủ theo khuyến cáo của WHO, quy định pháp luật có liên quan, ưu tiên khu vực có dịch và có nguy cơ cao. Về vấn đề này, Bộ Y tế đã có báo cáo gửi Chính phủ.

Tiêm thử nghiệm vắc xin phòng COVID-19 do Việt Nam sản xuất

Cơ chế cấp phép nhập khẩu vắc xin hiện thực hiện theo cơ thế khẩn cấp. Trong 5 ngày, Bộ Y tế sẽ phải thực hiện tất cả các quy trình về rà soát hồ sơ, dữ liệu về lâm sàng, chất lượng vắc xin để cấp phép sớm. Tinh thần là giảm thiểu tối đa dịch vụ hành chính trên cơ sở khẩn cấp.

“Chúng tôi khuyến khích các đơn vị có nguồn vắc xin, có thể trao đổi với Bộ Y tế cho vấn đề nhập khẩu để có vắc xin cho người dân. Bộ Chính trị đã có chỉ đạo cụ thể, Chính phủ cũng sẽ có văn bản chỉ thị cụ thể, làm sao cố gắng để người dân tiếp cận được vắc xin đầy đủ, để tái khởi động kinh tế”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Kế hoạch này cũng cho biết hiện Việt Nam có 4 nhà sản xuất vắc xin COVID-19 là Viện vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC) và Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH), Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC), Công ty TNHH Công nghệ sinh học Dược NANOGEN đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng COVID-19.

4 vắc xin đều sản xuất theo công nghệ protein tái tổ hợp. 2 nhà sản xuất vắc xin tại Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Nếu thử nghiệm thành công thì dự kiến đến Quý 2/ 2022, vắc xin COVID-19 do Việt Nam sản xuất có thể đưa ra thị trường trong nước./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập736
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm714
  • Hôm nay14,072
  • Tháng hiện tại702,453
  • Tổng lượt truy cập136,154,822
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi