banner

SK-Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua dạy học sinh học 12

Thứ ba - 05/09/2017 21:03
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Vân- Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, tỉnh Điện Biên
1. Sự cần thiết và mục đích của việc thực hiện sáng kiến.

Trong chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và năng lực tự học của người học.” Theo đó những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang chương trình định hướng năng lực với mục tiêu: Dạy học định hướng kết quả đầu ra Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách của người học.

Trong quá trình đổi mới sự nghiệp Giáo dục, việc đổi mới Phương pháp dạy học và Kiểm tra – Đánh giá là giải pháp then chốt để nâng cao chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng Giáo dục toàn diện nói chung. Đây là một yêu cầu vừa cấp bách vừa lâu dài, đòi hỏi phải chỉ đạo chặt chẽ, liên tục và phải động viên mọi sự kiên trì nỗ lực sáng tạo của đội ngũ giáo viên, lôi cuốn sự hưởng ứng của đông đảo HS với các hoạt động học tập đa dạng và phong phú: hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo...Chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp cho học sinh. Việc kiểm tra – đánh giá dựa trên các tiêu chí về năng lực đầu ra, tiến bộ trong học tập, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn. (Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh – Bộ Giáo dục và Đào tạo 2013)

Căn cứ vào tình hình SGK và sách tham khảo rất phổ biến, tuy nhiên các kiến thức SGK thiên về lý thuyết thuần túy được viết theo chương trình giáo dục định hướng nội dung dạy học định hướng đầu vào nên quá trình Dạy học chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học được quy định theo chương trình dạy học, cùng với việc các nội dung đổi mới chưa được cập nhật thường xuyên, đặc biệt là những thành tựu mới của công nghệ Sinh học, kĩ thuật Y Sinh, khoa học Môi trường và Trái Đất... Nên việc học sinh có thể phát huy hết năng lực và vận dụng lý thuyết và giải thích các vấn đề thực tiễn rất hạn chế.

Thực tế, trong kì thi THPT Quốc gia hiện nay (năm 2016; đề minh họa; đề thử nghiệm kì thi THPT QG 2017) có nhiều câu hỏi trắc nghiệm (>10/40) câu tìm số nhận định (nhận xét) đúng về các tình huống thực tế hoặc các kết luận từ thực tế và được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực là những bài tập khó cho nhiều học sinh.

Với các kinh nghiệm hướng dẫn học sinh tham gia các cuộc thi theo định hướng phát huy năng lực học sinh của bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đạt giải nhì, giải ba như: Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên; Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn; hội thi cấp tỉnh Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin... Tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:  Xây dựng hệ thống bài tập định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua dạy học sinh học 12”
...................................................
Bạn đọc tham khảo chi tiết hoặc tải về tại đây./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập191
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm172
  • Hôm nay26,894
  • Tháng hiện tại661,032
  • Tổng lượt truy cập136,113,401
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi