banner

GDMN - Điện Biên đẩy mạnh thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025”

Thứ ba - 11/12/2018 02:06
Dienbien.edu.vn - Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” được Thủ tướng Chính phủ được ban hành theo Quyết định số 1008/QĐ-TTg và có hiệu lực thi hành từ ngày 02 tháng 6 năm 2016. Đề án được áp dụng tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số thuộc 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Điện Biên là một trong 42 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Đề án này.
1 1
Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển giáo dục mầm non tại Điện Biên
Ngày 17/11/2016, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1454/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; ngay sau đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn và hàng năm Sở đều có văn bản chỉ đạo thực hiện.
Từ năm 2017 đến nay cấp học mầm non toàn tỉnh mua bổ sung 1.365 bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi với tổng kinh phí trên 62 tỷ đồng; tự làm 10.926 đồ dùng, đồ chơi sử dụng trong lớp và ngoài trời. Cấp Tiểu học đã mua mới 2.597 bộ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu với kinh phí 41.943 triệu đồng; bổ sung 3.648 bộ đồ dùng, đồ chơi tự làm. Hầu hết các trường có góc “Thư viện thân thiện” trong lớp hoặc ngoài trời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ và cha, mẹ trẻ giúp con tiếp xúc với sách, truyện.
Các trường mầm non tích cực hưởng ứng cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, 100% cơ sở giáo dục tham gia, có 30 đơn vị được lựa chọn dự thi cấp tỉnh, trong đó 03 đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.
Trường mầm non xã Thanh Xương, huyện Điện Biên mời phụ huynh đến dạy trẻ gói bánh chưng, tăng cường xây dựng môi trường giao tiếp xã hội cho trẻ
2 1
Các điểm trường, đặc biệt là các điểm trường lẻ vùng khó khăn đã quan tâm hơn đến việc xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ, tận dụng được các học liệu dễ kiếm, rẻ tiền tại địa phương làm học liệu cho trẻ.
Các cơ sở giáo dục đã tích cực thực hiện dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu thông qua các hoạt động hàng ngày theo chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non; qua các môn học, rèn kỹ năng giao tiếp tiếng Việt cho học sinh tiểu học vào các buổi chiều trong tuần, dạy tăng thời lượng từ 350 tiết lên 504 tiết tại các huyện có nhiều học sinh DTTS nhằm nâng cao chất lượng đọc viết Tiếng Việt ngay từ lớp 1.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức 02 hội thảo có nội dung thực hiện TCTV cho trẻ mầm non DTTS; bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán về việc thực hiện TCTV cho trẻ trong 02 kỳ bồi dưỡng hè. Các phòng Giáo dục và Đào tạo, theo từng năm học đã tổ chức tập huấn, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn với nhiều nội dung đẩy mạnh chất lượng thực hiện Đề án.
Toàn tỉnh đã bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho 1063 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia dạy trẻ em là người DTTS. Một số huyện thực hiện bồi dưỡng tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người DTTS có con đang học tại các điểm trường vùng đặc biệt khó khăn. Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đã biên soạn tài liệu và đưa nội dung giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non trong trường.
Nhiều trường mầm non đã tổ chức cho trẻ các buổi giao lưu tiếng Việt, tạo môi trường cho trẻ thực hành tiếng Việt.
Trong năm 2016 và 2017, tỉnh nhận được sự hỗ trợ của tổ chức Tầm nhìn thế giới và tổ chức Cứu trợ trẻ em về cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ với 46 người tại các huyện: Tủa Chùa, Mường Chà, Điện Biên Đông, Tuần Giáo. Đặc biệt các đơn vị đã làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được sự ủng hộ tích cực về ngày công, kinh phí, hiện vật do cha mẹ trẻ, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ trong việc tạo môi trường ngày càng tốt hơn cho trẻ học tập.
3 1
 Tạo môi trường tăng cường tiếng Việt trong lớp tại lớp mẫu giáo ghép điểm trường Huổi Púng, xã Thanh An, huyện Điện Biên

Tính đến hết năm học 2017-2018, 100% trường mầm non của tỉnh có trẻ là người DTTS; có 2396/2402 nhóm, lớp có trẻ DTTS. Tổng số trẻ người DTTS đi học: 48786 trẻ, trong đó nhà trẻ: 10.420/32.722 trẻ (đạt 31,8%), mẫu giáo: 38.366/38.880 trẻ (98,7%). 1005 trẻ người DTTS đến trường được thực hiện tăng cường tiếng Việt (TCTV). 100% trẻ 5 tuổi người DTTS được đánh giá hoàn thành chương trình GDMN. So với kế hoạch, vượt 9,9% tương ứng với 2.280 trẻ nhà trẻ và 2,6% tương ứng với 3702 trẻ mẫu giáo người DTTS được huy động đến trường; 100% các trường thực hiện nghiêm túc chương trình GDMN và thực hiện khá tốt việc TCTV cho trẻ người DTTS.
Đối với giáo dục tiểu học: Huy động học sinh 6 tuổi học lớp 1 đạt 99,7%; huy động học sinh 6-10 tuổi học tiểu học đạt 99,3%; 73 trường PTDTBT Tiểu học; huy động học sinh học 2 buổi/ngày 2.985 lớp; 63.103 học sinh đạt 95,6%. Số học sinh cuối năm học 2017-2018 đạt 65.999 học sinh, tăng 847 học sinh so với năm học trước. Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,98%. Chất lượng môn Tiếng Việt của tỉnh với 64.465 học sinh, trong đó xếp loại hoàn thành tốt là 18.210 em đạt 27,8%; hoàn thành 46.607 em đạt 71,2%; chưa hoàn thành 648 em chiếm 1,0%.
Phát huy những thành tích đã đạt được, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án, trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị: Tiếp tục thực hiện đa dạng các hình thức tuyên truyền; tham mưu tuyển dụng bổ sung đủ giáo viên mầm non, hợp đồng nhân viên hỗ trợ ngôn ngữ đối với các điểm trường đặc biệt khó khăn; bố trí sắp xếp hợp lý giáo viên mầm non, tiểu học theo hướng ưu tiên bố trí giáo viên cùng DTTS với trẻ hoặc giáo viên thông thạo tiếng DTTS ở các trường, điểm trường có học sinh DTTS; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ, tạo điều kiện cho giáo viên học tiếng DTTS của trẻ; huy động và phối hợp nhiều lực lượng tham gia tạo môi trường tiếng Việt; đổi mới phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ  theo hướng lấy trẻ làm trung tâm; tham mưu với các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, điểm trường vùng khó khăn; duy trì và phát triển phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ em; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ thực hiện kế hoạch./.

Tác giả: Trần Tố Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập287
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm257
  • Hôm nay20,177
  • Tháng hiện tại665,262
  • Tổng lượt truy cập135,143,555
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi