banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

GDMN - Một số kết quả trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non học kỳ I năm học 2016-2017

Thứ năm - 12/01/2017 04:06
Dienbien.edu.vn - Tính đến tháng 01 năm 2017, toàn tỉnh có 172 trường mầm non, 2221 nhóm, lớp với 51.673 trẻ, so với cùng kỳ năm học trước tăng 01 trường mầm non, 212 lớp và 3.254 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp đạt 61,9%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 22,3%, trẻ mẫu giáo đạt 97,2%, riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đạt 99,6%; so với cùng kỳ năm học trước, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ tăng 4%, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo tăng 1,3% và tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi tăng 0,2%.
So với kế hoạch UBND tỉnh giao, tổng số trẻ đến trường vượt 2.568 trẻ, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ vượt 4%, tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo vượt 1,0%, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi vượt 4,0%.

Số trẻ được bán trú tại trường là 50.480/52.314 trẻ đạt tỷ lệ 96,5%, tăng 4,1% so với đầu năm học và tăng 1,0% so với cùng kì năm trước.


Các cháu nhà trẻ trường mầm non Hoa Ban, huyện Mường Nhé

 
Từ đầu năm học đến nay, các huyện, thị xã, thành phố đã tuyển mới 178 giáo viên, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,5 giáo viên/lớp; công tác bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ được đẩy mạnh với nhiều hình thức như tự học, học trực tuyến qua mạng internet, sinh hoạt chuyên môn, tổ chức chuyên đề…

Các đơn vị đã xây mới thêm 75 phòng học nâng tổng số phòng học hiện có lên 2.221 phòng, trong đó: kiên cố: 1046 phòng tỷ lệ 47,1%; bán kiên cố: 388 phòng tỷ lệ 17,5%; tạm: 878 phòng tỷ lệ 35,4% (tăng 113 phòng so với cùng kì năm trước, tăng 08 phòng so với đầu năm học).

Các huyện, thị xã, thành phố đã duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi với 130/130 đơn vị cấp xã, 10/10 đơn vị cấp huyện được công nhận duy trì đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng thực hiện đảm bảo kế hoạch.

Đặc biệt, học kì I vừa qua, ngành đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kịp thời Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025.


Huy động trẻ ra lớp tại xã Sính Phình, huyện Tủa Chùa
 
Tuy nhiên giáo dục mầm non của tỉnh hiện nay cũng còn không ít khó khăn, hạn chế như: Việc huy động trẻ nhà trẻ ra lớp tại một số xã vùng cao, vùng khó khăn tỷ lệ chưa cao, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đã đạt so với Kế hoạch UBND tỉnh giao song chưa đạt so với mục tiêu phấn đấu ngành đặt ra đầu năm học; cơ sở vật chất trường lớp, đồ dùng thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các xã vùng cao, vùng khó khăn có nhiều cố gắng song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu; chất lượng ở các lớp ghép vùng cao, vùng khó khăn còn hạn chế.


Hoạt động tạo hình của các cháu trường mầm non Thanh Luông, huyện Điện Biên
 
Bước sang học kì II, giáo dục mầm non của tỉnh tập trung vào một số nhiệm vụ trong tâm như: tiếp tục phát triển quy mô trường lớp theo kế hoạch, phấn đấu nâng tỉ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 25%; nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; triển khai thực hiện tốt Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non và học sinh Tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025; nâng cao chất lượng bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ; phát triển số lượng và nâng cao chất lượng các trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, kiểm định chất lượng đảm bảo kế hoạch./.

Tác giả: Trần Tố Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm98
  • Khách viếng thăm269
  • Hôm nay47,663
  • Tháng hiện tại3,283,642
  • Tổng lượt truy cập73,993,022
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi