banner
Nhiệt liệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)

VP- BƯỚC ĐẦU THÀNH CÔNG TRONG MÔ HÌNH TRỒNG NẤM SÒ Ở TRƯỜNG PTDT BT THCS TẢ PHÌN

Thứ tư - 08/11/2017 21:53
Dienbien.edu.vn- Trường PTDTBT THCS Tả Phìn được thành lập và đi vào hoạt động từ năm học 2003-2004 theo Quyết định số 469/QĐ-CT ngày 25/8/2003 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tủa chùa, nguồn học sinh ban đầu vốn là học sinh khối THCS của trường Tiểu học Tả Phìn được tách ra để thành lập trường THCS hệ công lập mới
Hiện nay, trường có tổng diện tích là 5563m2 đóng tại địa bàn thôn Tả Phình I - xã Tả Phìn – huyện Tủa Chùa là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Tủa Chùa. 100% học sinh của nhà trường là con em đồng bào dân tộc Mông, đại đa số có điều kiện kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Mặc dù phần lớn các em đã nhận được sự hỗ trợ không hề nhỏ của Đảng và Nhà nước như: chế độ cấp phát gạo, tiền hỗ trợ chi phí học tập, chế độ ăn bán trú (dành cho các em ở các bản xa phải ở lại trường),...nhưng về cơ bản các em vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, thiếu thốn nhiều đồ dùng hỗ trợ sinh hoạt cá nhân và các hoạt động tập thể.
 o1
Ảnh: Trường PTDTBTTHCS Tả Phìn

Tháng 05/2012, trường được đổi tên thành trường PTDTBT THCS Tả Phìn theo Quyết định số 516/QĐ-UBND, ngày 14 tháng 5 năm 2012 của UBND huyện Tủa Chùa. Những năm đầu đi vào hoạt động, mô hình bán trú của nhà trường đã được xây dựng, triển khai thực hiện với mục tiêu chăm sóc, nuôi dạy học sinh phát triển toàn diện, rèn luyện kỹ năng sống, ý thức lao động tập thể và đặc biệt là cải thiện bữa ăn cho học sinh. Năm học 2017-2018,  nhà trường quyết định mở rộng mô hình tăng gia sản xuất ltrồng nấm sò vì nhận thấy những ưu điểm của  nấm sò như: dễ mua cây giống với chi phí thấp, cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ẩm thấp, khí hậu mát lạnh rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương. Và điều quan trọng nhất là việc chăm sóc cây tương đối đơn giản, không đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao. Việc cải tạo, xây dựng khu vực để trồng nấm được tiến hành khẩn trương và hoàn thành ngay trong những tháng hè năm 2017. Về cây giống, nhà trường đã nhận được sự hỗ trợ rất kịp thời từ các thầy, cô giáo của trường điện tử, điện lạnh Hà Nội. Nằm trong chuỗi các hoạt động “Chung tay vì trẻ em vùng cao”, ngày 16/09/2017, đoàn từ thiện của trường điện tử điện lạnh Hà nội đã đến thăm và tặng quà các em học sinh của nhà trường. Trong số các món quà mà các thầy, cô tặng các em học sinh có 300 bịch giống nấm sò. Đây trở thành số cấy giống đầu tiên nhà trường có được. Số cây giống này nhanh chóng được các thầy cô giáo và các em học sinh chung tay làm giàn và đưa vào chăm sóc chu đáo. Cộng với số vốn được quỹ khuyến học huyện tặng năm 2016, hiện nay nhà trường đang trồng tổng cộng là 500 bịch nấm sò.
o2
Ảnh: Khu vực trồng nấm

Việc tưới nước, chăm sóc vườn nấm được giao cho các em học sinh ở các phòng nội trú, chia lịch theo từng ngày. Việc quản lí, bảo vệ và thu hoạch được giao cho một thầy giáo của nhà trường phụ trách. Không khí lao động sôi nổi, sự háo hức, mong chờ tới ngày thu hoạch đầu tiên lan tỏa tới tất cả các thầy cô và các em học sinh. Cả thầy và trò đều cố gắng chăm sóc, bảo vệ vườn nấm một cách chu đáo, cẩn thận nhất. Việc nhìn thấy những cây nấm trắng nõn nhú ra từ hàng trăm bịch giống và lớn lên từng ngày trở thành niêm vui chung. Không phụ sự kì vọng, cũng như công sức chăm sóc tận tình của thầy và trò. Sau gần 1 tháng dày công chăm sóc, niềm vui đã đến, vườn nấm cho đợt thu hoạch đầu tiên với 5kg thành phẩm. Số thành phẩm này nhanh chóng được tiêu thụ hết, số tiền thu được giành để xây dựng quỹ hỗ trợ học sinh nội trú. Số tiền thu được ban đầu tuy chưa nhiều nhưng nó là nguồn cổ vũ, khích lệ to lớn để cả thầy và trò có động lực tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình.

Từ sau đợt thu hoạch đầu tiên, vườn nấm tiếp tục cho cho ra thành phẩm đều đặn mỗi ngày từ 2 – 5kg. Việc tiêu thụ nấm không chỉ còn bó gọn trong phạm vi bữa ăn của các thầy cô giáo nữa mà đã được mở rộng ra bên ngoài, thậm chí có nhiều người đã tìm đến tận vườn để thu mua. Số tiền thu được ngày một nhiều lên. Số tiền này được các thầy cô giáo sử dụng để mua đồ dùng sinh hoạt hàng ngày cho các em học sinh nội trú như: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng, dầu gội..., giúp các em đỡ vất vả hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Không thể diễn tả hết niềm vui của các em học sinh khi nhận được các thành quả do chính sức lao động của mình tạo ra. Và đó cũng là niềm vui chung của các thầy cô giáo.

Bằng tấm lòng hết mình vì học sinh, với sự nghiên cứu, tìm tòi các thầy cô giáo của trường PTDTBT-THCS Tả Phìn đã xây dựng được một mô hình tăng gia sản xuất thực sự có hiệu quả, đem lại nguồn thu thường xuyên và ổn định. Từ đó, giúp nhà trường thực hiện tốt việc chăm lo cho đời sống của các em học sinh, đặc biệt là các em ở trong nội trú. Phần nào giúp các em vượt qua những khó khăn, thiếu thốn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, yên tâm học tập và rèn luyện, vươn lên trở thành con ngoan, trò giỏi. Với những thành tích khả quan thu được ban đầu, chắc chắn mô hình trồng nấm sò sẽ tiếp tục được thầy và trò mở rộng hơn./.

Tác giả: Đoàn Thu Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập380
  • Máy chủ tìm kiếm120
  • Khách viếng thăm260
  • Hôm nay49,908
  • Tháng hiện tại1,202,799
  • Tổng lượt truy cập70,492,689
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi