banner

CĐN - Cán bộ, viên chức, công chức có thiệt thòi quyền lợi?

Thứ hai - 07/04/2014 04:21
Hội thảo tham vấn về Dự án Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Theo dự thảo Luật BHXH  (sửa đổi), lương hưu của cán bộ, viên chức, công chức tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1-1-2015 thay vì tính bình quân 10 năm trước khi nghỉ hưu sẽ phải tính là bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH như đối với người lao động (NLĐ) khu vực ngoài nhà nước.

Hiện nay, việc tính lương hưu đang có sự không giống nhau giữa NLĐ khu vực doanh nghiệp (DN) tư nhân và nhà nước. Lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức được tính là bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của mười năm cuối trước khi nghỉ hưu. Trong khi đó, lương hưu của NLĐ khu vực tư nhân lại tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. Mặc dù các chuyên gia quốc tế khuyến nghị cần có một công thức tính lương hưu chung để đảm bảo sự công bằng đối với NLĐ, song theo ông Phạm Minh Huân,Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, do quá trình phát triển của Việt Nam đã trải qua nhiều thời kỳ thay đổi các cách tính lương khác nhau nên chưa thể áp dụng một công thức chung cho tất cả các đối tượng NLĐ. Vì vậy, việc áp dụng cách tính lương hưu đồng nhất sẽ được thực hiện với những NLĐ bắt đầu tham gia BHXH kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, dự kiến từ ngày 1-1-2015. Theo dự thảo, cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu cũng được sửa đổi theo hướng có lộ trình tăng dần số năm đóng BHXH tương ứng với 45% từ 15 năm lên 20 năm, tăng tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi từ 1% lên 2% tương ứng với mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.


Lương hưu của CB, VC, CV sẽ được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian

Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cũng là một vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh dự thảo Luật BHXH sửa đổi. Dự thảo Luật BHXH sửa đổi quy định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu cho đến khi tuổi nghỉ hưu của nam là 62 tuổi và nữ là 60 tuổi theo phương thức mỗi năm tăng thêm 4 tháng tuổi. Lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu sẽ áp dụng đối với lao động tại khu vực nhà nước từ năm 2016 và các đối tượng còn lại từ năm 2020. Mặc dù các ý kiến đều thống nhất việc tăng tuổi nghỉ hưu là cần thiết nhưng các đại biểu cho rằng cần thực hiện tăng theo lộ trình và xem xét việc thay đổi tuổi nghỉ hưu đối với những đối tượng khác nhau. Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ động Việt Nam, việc tăng độ tuổi nghỉ hưu cho tất cả các đối tượng từ 2020 là chưa hợp lý, chỉ nên áp dụng đối với NLĐ trong khu vực nhà nước, còn đối với khối DN sản xuất thì nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu vì nếu tăng tuổi nghỉ hưu thì sức khỏe của lao động nữ tại khu vực khó đảm bảo năng suất lao động.

Bên cạnh những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi, một số quy định về chế độ BHXH được sửa đổi đã đảm bảo tốt hơn quyền thụ hưởng NLĐ. Về chế độ thai sản, luật bổ sung quy định lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc 5-7 ngày làm việc kể từ ngày vợ sinh con tùy thuộc vào việc sinh con bình thường hay phải phẫu thuật, sửa đổi quy định về thời gian hưởng thai sản lên 6 tháng theo Bộ luật Lao động năm 2012. Chế độ tử tuất mới cho phép thân nhân người lao động được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần.../.

Nguồn tin: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm88
  • Hôm nay12,476
  • Tháng hiện tại238,859
  • Tổng lượt truy cập136,590,672
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi