banner

Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn đưa nội dung sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt hai nước Việt Nam - Lào vào giảng dạy tại các trường học

Thứ sáu - 29/12/2023 04:05
Dienbien.edu.vn - Trong hai ngày 26/12 và 27/12/2023, tại tỉnh Điện Biên, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn giáo viên tích hợp dạy học nội dung sản phẩm Đề án “Đưa nội dung các sản phẩm của công trình lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào vào giảng dạy tại các trường học hai nước”.
Tham dự và chủ trì hội nghị có GS. TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và các đồng chí giảng viên là cán bộ của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên có đại biểu đại diện lãnh đạo Sở, đại diện lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn Sở, đại diện lãnh đạo trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên và 140 cán bộ, giáo viên đến từ các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ và trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
GS. TS Lê Anh Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
phát biểu khai mạc Hội nghị tập huấn
Phát biểu khai mạc, GS. TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đề cập đến chiều dài lịch sử, mối quan hệ gắn bó keo sơn của hai nước và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiên cứu, biên soạn các bộ tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập về lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. GS. TS Lê Anh Vinh cũng bày tỏ sự vinh hạnh của Viện KHGD Việt Nam khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho là đơn vị chủ trì thực hiện đề án; các sản phẩm đề án rất đa dạng về hình thức từ cấp tiểu học đến đại học đã được các chuyên gia Việt Nam thẩm định trong năm 2022.
GS. TS Lê Anh Vinh nhấn mạnh tiếp nối sự thành công Hội nghị tập huấn tại tỉnh Nghệ An, Sơn La, hội nghị tập huấn lần này tại tỉnh Điện Biên mang ý nghĩa hết sức quan trọng, tập huấn không chỉ giúp các thầy cô tiếp cận nội dung của sản phẩm đề án, mà quan trọng hơn là tiếp cận phương pháp lồng ghép, tích hợp các nội dung về mối quan hệ lịch sử đặc biệt hai nước trong các môn học như Lịch sử-Địa lý, Đạo Đức, Tiếng Việt, Ngữ văn, Hoạt động trải nghiệm hay các môn học khác trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Các đại biểu, học viên tham dự tham dự phần trình bày chung của Hội nghị tập huấn
Tại Hội nghị tập huấn, sau bài trình bày chung về các sản phẩm cụ thể của Đề án, một số vấn đề chung về việc đưa nội dung lịch sử mối quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vào dạy học trong các trường phổ thông. Đại diện nhóm giảng viên và 140 học viên được chia thành 4 lớp tập huấn riêng cho từng cấp học (Tiểu học, THCS, THPT và trường Cao đẳng Sư phạm).
Lớp tập huấn cho nhóm học viên cấp Tiểu học
Trên cơ sở nội dung của sản phẩm Đề án, ma trận tích hợp nội dung và định hướng xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp đã được các giảng viên trao đổi, chia sẻ tại đợt tập huấn; sau đợt tập huấn ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn lựa chọn nội dung và hình thức phù hợp để tích hợp, lồng ghép hiệu quả vào giảng dạy trong các môn học, hoạt động giáo dục./.

Tác giả: quản trị, Bùi Mạnh Toàn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay25,697
  • Tháng hiện tại697,098
  • Tổng lượt truy cập136,149,467
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi