Người con kêu gọi mọi người, đặc biệt là cán bộ, quân nhân, phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời, Người căn dặn: “Học không bao giờ cùng, học mãi để tiến bộ mãi, càng tiến bộ, càng thấy phải học thêm”.
Thấm nhuần lợi dạy của Bác Hồ và quán triệt các chủ trương, nghị quyết, quyết định của Đảng, nhà nước về xây dựng xã hội học tập và tư tưởng học tập suốt đời của Bác Hồ, Hội khuyến học tỉnh suốt thời gian qua đã thường xuyên, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng, nhà nước, Trung ương Hội khuyến học Việt Nam về thực hiện xây dựng xã hội học tập. Chủ động tham mưu cho các cấp Ủy đảng, chính quyền về việc thực hiện phong trào xây dựng xã hội học tập và kế hoạch thực hiện đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh. Hội khuyến học tỉnh luôn thể hiện vai trò nòng cốt trong việc phối hợp với các sở, ngành, tổ chức đoàn thể về đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở cơ sở; nhờ đó phong trào khuyến học trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển sâu rộng, từng bước đạt hiệu quả góp phần tích cực vào phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh.
Đồng chí Trần Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên trao học bổng cho học sinh nghèo huyện Mường Nhé
Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hệ thống tổ chức khuyến học hoàn chỉnh tại 100% huyện, thị xã, thành phố. 100% xã, phường, thị trấn, đơn vị trường học và gần 1000 cơ quan doanh nghiệp có tổ chức công đoàn thành lập chi hội, ban khuyến học; 83% thôn bản có tổ chức khuyến học, thu hút 124 837 hội viên tham gia hoạt động khuyến học tại 2 974 chi hội, ban khuyến học. Mạng lưới trên không những khẳng định về sự phát triển nhanh, toàn diện, sâu rộng của tổ chức khuyến học. Đồng thời đã và đang khẳng định sự đóng góp có hiệu quả vào khơi dạy truyền thống hiếu học trên quê hương Điện Biên Phủ anh hùng. Điện Biên là một tỉnh vùng cao biên giới còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhưng phong trào khuyến học trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đã được các cấp Ủy đảng, chính quyền, ban ngành từ tỉnh đến cơ sở quan tâm. Tới địa phương nào trên địa bàn tỉnh cũng đều có những gia đình, dòng họ làm rạng rỡ cho thôn bản, xã phường, cho cộng đồng dân cư, bởi sự thành đạt nhờ biết vun đắp truyền thống hiếu học. Hiện nay đã có hàng trăm dòng họ trên địa bàn tỉnh đang thúc đẩy các gia đình trong dòng họ thi đua với nhau và thi đua với các dòng họ khác, ra sức học tập, trau dồi kiến thức, đóng góp nhiều cho xã hội, dành vinh quang về cho họ tộc mình. Nhiều gia đình nông dân, công nhân, viên chức, bộ đội, công an, nhà giáo vv…với nhiều dân tộc như: Thái, Mông, Hà Nhì, Dao, Tày… đã được công nhận là gia đình hiếu học. Phong trào này được Hội khuyến học các huyện, cơ sở tập trung chỉ đạo có hiệu quả. Năm 2008 số gia đình hội viên đăng ký gia đình hiếu học chiếm 44% gia đình hội viên, đến năm 2013 đã có 57 620 gia đình đăng ký phấn đấu xây dựng gia đình hiếu học và đã có 36 760 gia đình được công nhận; có hàng trăm gia đình hiếu học suất sắc được Hội khuyến học các cấp khen thưởng. Hội khuyến học tỉnh đã tổ chức thành công hai lần hội nghị biểu dương gia đình hiếu học suất sắc toàn tỉnh nhiều gia đình hiếu học xuất sắc được biểu dương khen thưởng tại Hội nghị biểu dương cấp tỉnh và trung ương. Phong trào học tập trong dòng họ được các cấp hội thường xuyên chỉ đạo, nội dung tập trung vào ba tiêu chí, cụ thể là: 60% gia đình trong dòng họ có hội viên khuyến học và đăng ký gia đình hội viên hiếu học; 30% trở lên số gia đình trong dòng họ đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” ; dòng họ giúp đỡ con em các gia đình nghèo trong họ tộc đi học không có học sinh lưu ban bỏ học, không mắc tệ nạn xã hội, dòng họ có quỹ khuyến học. Số dòng họ toàn tỉnh hiện nay đã có 576 dòng họ tăng 3 lần so với năm 2008. Nhiều dòng họ tiêu biểu được các cơ sở bình chọn, đi dự hội nghị biểu dương, hội nghị gia đình, dòng họ xuất sắc và Trung ương tiêu biểu là: Dòng họ Lò, họ Pờ, họ Giàng, họ Vì, họ Vừ, họ Sùng, họ Tao…
Phong trào học tập trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, nhu cầu học tập ngày càng tăng, ngày càng đa dạng của đồng bào các dân tộc. Nhiều Sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức, nhiều chương trình dự án …cũng đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào các dân tộc ở khắp các thôn bản, tổ dân phố (Sở: Lao động thương binh - xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Hội nông dân, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Liên đoàn lao động tỉnh, các chương trình dự án…) Đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 130/130 xã phường thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng, trên 70% số trung tâm duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả, hàng năm tổ chức từ 1300 đến 1600 lớp học thu hút 17 ngàn lượt người tham gia học tập. Các cơ quan, tổ chức, nhà nước, doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp tư nhân ngày càng ý thức được việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của đơn vị mình, đã giành kinh phí cho việc tổ chức các khóa, các lớp học, tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên tạo điều kiện cho hàng ngàn lượt cán bộ và người lao động của đơn vị mình được học tập suốt đời để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề, để cập nhập bổ sung kiến thức vv…Bên cạnh đó Hội khuyến học các cấp cũng rất chú trọng tuyên truyền, triển khai, phát động phong trào xây dựng cộng động khuyến học và đã có 445/675 cộng đồng dân cư được công nhận cộng đồng khuyến học.
Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học là một mô hình độc đáo của phong trào học tập suốt đời. Đây là một nhân tố cần thiết, quan trọng để phát huy phong trào khuyến học, khuyến tài đặc biệt là xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập, lấy tư tưởng học tập suốt đời của Bác Hồ làm nền tảng. Hội khuyến học các cấp cần tiếp tục quan tâm và đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ cộng đồng phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 60% số gia đình hội viên được công nhận gia đình học tập; 40% số dòng họ được công nhận dòng họ học tập; 50% số cộng đồng được công nhận cộng đồng học tập; 50% đơn vị, cơ quan, trường học được công nhận đơn vị học tập. Trước mắt là xây dựng và thí điểm các mô hình gia đình học tập, dòng họ học tập , cộng đồng học tập và đơn vị học tập. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới các cơ sở hội và hội viên về xây dựng xã hội học tập, về mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Phát động phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Duy trì và nâng cao chất lượng hiệu quả của các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tổ chức đánh giá công nhận danh hiệu gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập và đơn vị học tập theo kế hoạch chỉ đạo của Hội khuyến học Việt Nam./.
Ngọc Hùng- Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Điện Biên