banner

CÔNG TÁC THÍ ĐIỂM XÂY DỰNG MÔ HÌNH "CÔNG DÂN HỌC TẬP" TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thứ năm - 29/07/2021 22:50
Dienbien.edu.vn: Thực hiện công văn số 210/CV-KHVN ngày 01/10/2020 và công văn số 225/CV-KHVN ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Hội Khuyến học Việt Nam về việc triển khai thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” trên địa bàn toàn quốc; Thực hiện văn bản số 4050/UBND-KGVX ngày 23 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên giao nhiệm vụ triển khai thí điểm xây dựng mô hình công dân học tập cho Hội Khuyến học tỉnh.
Ban Thường vụ Hội Khuyến học tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 134/KH-HKH ngày 24 tháng 12 năm 2020 về triển khai thí điểm xây dựng mô hình công dân học tập tại tỉnh Điện Biên năm 2020-2021và báo cáo kế hoạch triển khai với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan liên quan,  đồng thời phối hợp với UBND các huyện Tuần Giáo, Điện Biên và Thành phố Điện Biên Phủ lựa chọn đơn vị tham gia thí điểm.

Xác định xây dựng Công dân học tập là hạt nhân của phong trào xây dựng xã hội học tập, là nền tảng để xây dựng các gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập. Vì vậy, Hội Khuyến học tỉnh đã chỉ đạo Hội cơ sở chủ động làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền triển khai thí điểm trên địa bàn đồng thời tổ chức phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể ở địa phương gắn việc xây dựng mô hình công dân học tập với việc thực hiện nhiệm vụ ở các đơn vị thí điểm, tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên nhằm nâng cao nhận thức về nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Thời gian thí điểm được triển khai  từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021. Số đơn vị cấp huyện tham gia triển khai thí điểm là 3 đơn vị gồm thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo. Trong đó mỗi đơn vị cấp huyện tham gia thí điểm là 3 xã, đảm bảo mỗi huyện tham gia lựa chọn có đơn vị xã có điều kiện đặc thù là xã thuận lợi, xã vùng khó khăn và xã có nhiều khó khăn.

Số người tham gia thí điểm đăng ký là 1063 người, gồm có các đối tượng là người dân lao động, công chức viên chức và lực lượng khác. Qua 08 tháng triển khai thí điểm mô hình “Công dân học tập”, toàn tỉnh đã có tổng số 1063 công dân  tham gia thí điểm, trong đó có 318 công dân là nông dân và người lao động, 30 công dân là người buôn bán tự do, kinh doanh và 715 công dân là cán bộ, công chức, viên chức. Kết quả số công dân tham gia thí điểm sau đánh giá đạt tiêu chí công dân học tập là 98,96%, chưa đạt 1,04%. Phân tích về kết quả theo nhóm : Nhóm nông dân có 5,3% chưa đạt; nhóm buôn bán tiểu thương có 3% chưa  đạt; nhóm cán bộ công chức có 0,14% chưa đạt.

Kết quả triển khai cho thấy, các xã tham gia thí điểm đã có trách nhiệm tổ chức thí điểm trên địa bàn, đã phối hợp với các lực lượng trong việc triển khai nội dung, trao đổi thông tin thường xuyên giữa cơ sở và Hội Khuyến học huyện, tỉnh; các đối tượng tham gia thí điểm hầu hết đã có nhận thức tích cực về công dân học tập, trong đó đối tượng tích cực nhất là các công dân là cán bộ, công chức, viên chức. Qua tham gia triển khai mô hình “Công dân học tập” đã tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng trong việc chủ động phối hợp với các ban ngành của địa phương tổ chức các lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe, tư vấn pháp lý, tuyên truyền phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; các lớp tập huấn về chăn nuôi trồng trọt,... phục vụ cho hoạt động sinh kế của người dân địa phương.

Công dân tại các đơn vị thực hiện thí điểm đã quan tâm đến việc học tập của bản thân và các thành viên trong gia đình, do đó đã đẩy mạnh được việc học tập suốt đời. Đồng thời các công dân tham gia thí điểm cũng đã có chuyển biến trong chủ động tham gia đọc sách, báo tìm kiếm thông tin, học hỏi nâng cao kiến thức kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại để cập nhật, khai thác thông tin trên mạng Internet nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng công việc, cuộc sống…

Tuy nhiên, qua kết quả đánh giá, vẫn còn một bộ phận nhỏ công dân về nhu cầu học tập thường xuyên cho bản thân chưa đầy đủ nên sau thời gian thí điểm đánh giá chưa đạt; điều kiện kinh tế người dân còn khó khăn nên thiếu thiết bị  hỗ trợ cho học tập phục vụ cho công việc và cuộc sống. Kỹ năng tiếp cận, sử dụng công nghệ, khai thác thiết bị thông minh của công dân vùng nông thôn vẫn còn hạn chế. Sự tích lũy kiến thức khoa học khó khăn do một số công dân chưa biết cách chọn lọc thông tin trên thiết bị. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên chưa tổ chức tập huấn cụ thể cho cơ sở, vì vậy đã ảnh hưởng đến phương pháp tổ chức hoạt động và kiểm tra thực hiện mô hình thí điểm tại các cở sở khuyến học. Thời gian thí điểm ngắn, số địa bàn và số người được lựa chọn thí điểm chưa đủ rộng theo đặc thù của tỉnh miền núi biên giới…

Qua kết quả thực hiện, Hội Khuyến học tỉnh đã đề xuất, kiến nghị với Hội Khuyến học Việt Nam những nội dung về bộ tiêu chí phù hợp với các tỉnh có điều kiện khó khăn, những vấn đề về tổ chức triển khai thực hiện, về vấn đề kinh phí nhằm tổ chức hiệu quả phong trào mô hình "Công dân học tập" trong giai đoạn 2021-2030./.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Quân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập299
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm278
  • Hôm nay31,624
  • Tháng hiện tại90,909
  • Tổng lượt truy cập135,543,278
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi