banner

Kết quả thực hiện thí điểm mô hình công dân học tập giai đoạn 2020-2021 của Hội Khuyến học huyện Tuần Giáo

Chủ nhật - 27/06/2021 23:52
Dienbien.edu.vn - Huyện Tuần Giáo có 19 đơn vị hành chính, trong đó 18/19 xã, thị trấn đặc biệt khó khăn. Công tác giáo dục trong những năm gần đây đã và đang phát triển mạnh, phong trào “Dạy tốt-Học tốt” được phát động sâu rộng trong toàn ngành, chất lượng dạy và học được nâng lên, luôn là đơn vị có phong trào thi đua sôi nổi, đều khắp; có 53/64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt trường chuẩn Quốc gia, nhiều năm liền luôn được các cấp đánh giá cao về chất lượng giáo dục.
Năm học 2020-2021, thực hiện Văn bản số 100/HD-HKH ngày 05/10/2020 của Hội Khuyến học tỉnh về việc thí điểm mô hình công dân học tập. Hội Khuyến học huyện đã tham mưu kịp thời với UBND huyện về việc triển khai thí điểm mô hình công dân học tập và xin ý kiến chỉ đạo về việc chọn lựa các đơn vị, gia đình tham gia thí điểm mô hình công dân học tập tại 3 đơn vị: Thị trấn Tuần Giáo, xã Quài Cang, xã Quài Nưa; 09 chi hội và 30 gia đình. Việc triển khai mô hình thí điểm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sức lan tỏa mạnh mẽ của công tác khuyến học, khuyến tài trong đời sống xã hội, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị chăm lo cho giáo dục, vì sự nghiệp giáo dục.
Để thực hiện tốt mô hình thí điểm, Hội Khuyến học huyện Tuần Giáo đã tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, luôn vận động cán bộ, đảng viên làm nòng cốt đi đầu trong phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời theo tấm gương tự học của Bác Hồ, bởi Hội xác định “Công dân học tập” là hạt nhân, là yếu tố cơ bản để xây dựng xã hội học tập. Chính vì vậy, Hội đã hướng dẫn các Hội cơ sở tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể gắn việc công nhận các mô hình học tập với việc thực hiện nhiệm vụ và công nhận các danh hiệu thi đua trong các đơn vị khối, bản và đặc biệt trong các chi hội, trong các Ban khuyến học; đẩy mạnh năng lực tự học, học tập suốt đời, khuyến khích công chức, viên chức, người lao động dành thời gian để đọc sách báo, cập nhật thông tin, tri thức trên đài phát thanh, đài truyền hình hoặc trên các trang web qua điện thoại, máy tính, laptop, ipad, macbook….Bên cạnh đó phát huy các năng lực sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc trong công việc, sản xuất, kinh doanh, trong giao tiếp; tôn trọng, thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp, mọi người xung quanh, ứng xử đúng mực trong giao tiếp; đoàn kết, gắn bó với bà con khối, bản; có trách nhiệm với gia đình và xã hội; hợp tác, chia sẻ với mọi người trong lao động sản xuất và hoạt động xã hội; có ý thức bảo vệ môi trường. Chỉ đạo các Hội cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện theo các tiêu chí, các chỉ số về công dân học tập, thực hiện việc thu thập minh chứng đảm bảo hiệu quả khi tham gia mô hình công dân học tập; tham mưu cải tiến, đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng; kiến nghị đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tạo điều kiện, cơ hội học tập thường xuyên, học suốt đời cho mọi công dân; tham gia các hoạt động đoàn thể, các buổi sinh hoạt ở nhà văn hóa, câu lạc bộ văn nghệ, thơ ca; chú trọng chăm lo, giúp đỡ, động viên, khuyến khích mọi thành viên trong gia đình và bà con khối, bản học tập thường xuyên,…
Huyện Hội tiếp tục chỉ đạo các Hội và chi Hội Khuyến học đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, hướng dẫn các hội nghiên cứu các tiêu chí thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập”. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan thường trực - Phòng GD&ĐT, chi hội trường học trên địa bàn và các cơ quan có liên quan để triển khai thực hiện mô hình thí điểm “Công dân học tập” theo 3 nhóm đối tượng phù hợp thực tế với mục tiêu đưa phong trào xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả thiết thực.
Việc triển khai thực hiện theo đúng hướng dẫn của Trung ương Hội và theo các văn bản hướng dẫn của các cấp. Công tác triển khai mô hình “Công dân học tập” đến cán bộ, công chức và người dân ở những địa bàn được chọn thí điểm được thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, bám sát tiêu chí hướng dẫn. Các cơ sở Hội thí điểm đã xác định rõ tầm quan trọng của mô hình “Công dân học tập”, tiến hành thu thập thông tin, làm tốt công tác tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của mô hình trong các tầng lớp nhân dân nên nhận thức về việc học trong các gia đình đã tăng lên.
Qua 08 tháng triển khai thử nghiệm mô hình “Công dân học tập”, toàn huyện đã tổ chức chỉ đạo thí điểm tổng số 370 công dân, trong đó có 122 công dân là nông dân và người lao động, 12 công dân là người buôn bán tự do, kinh doanh và 236 công dân là cán bộ, công chức, viên chức. Kết quả số công dân đạt 98,11%, chưa đạt 1,89%.
Kết quả triển khai cho thấy, các đối tượng tham gia thí điểm, trong đó phần lớn là cán bộ, công chức, viên chức đều có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết mỗi công dân phải là một "Công dân học tập”, đơn vị phải là "Đơn vị học tập” trong cuộc cách mạng 4.0 hiện nay. Qua việc triển khai mô hình “Công dân học tập” tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, của Hội Khuyến học để xây dựng các cơ quan, đơn vị trở thành “Đơn vị học tập”. Các trung tâm học tập cộng đồng đã chủ động phối hợp với các ban ngành của địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn, báo cáo chuyên đề phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe, tư vấn pháp lý, tuyên truyền phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước; mở các lớp tập huấn về chăn nuôi trồng trọt,... phục vụ cho ngành nghề của người dân địa phương.
Các đơn vị, gia đình thực hiện thí điểm thường xuyên quan tâm đến việc học tập của công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong mỗi gia đình, do đó đã đẩy mạnh được việc học tập suốt đời. Bên cạnh đó, các công chức, viên chức, người lao động cũng chủ động, tích cực đọc sách, báo, tài liệu hoặc sử dụng máy tính, điện thoại để cập nhật, khai thác thông tin trên mạng Internet nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng công việc, cuộc sống; chủ động sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc theo yêu cầu công việc và vị trí đảm nhận, xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người; hợp tác, chia sẻ trong lao động, hoạt động xã hội; có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện tốt các quy đinh của pháp luật,…
Để trở thành “Công dân học tập” tự mỗi người cần thay đổi bản thân mình để phù hợp với sự phát triển của xã hội và sự thay đổi đó phải là nhu cầu tự thân của mỗi người thì mới có kết quả như mong muốn. Do đó, các cấp Hội cần phối hợp với các cơ sở giáo dục mở lớp đào tạo dưới nhiều hình thức, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân được học tập, nâng cao năng lực, trình độ, như vậy mô hình “Công dân học tập” mới đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng sự nghiệp xây dựng xã hội học tập, huyện, tỉnh học tập...../.

Tác giả: Hội Khuyến học huyện Tuần Giáo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay34,781
  • Tháng hiện tại102,182
  • Tổng lượt truy cập136,453,995
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi