banner

KHTC - Hơn 4.000 cầu dân sinh được xây dựng tại các vùng dân tộc thiểu số

Thứ tư - 06/01/2016 22:42
Dienbien.edu.vn: Thủ tướng đã phê duyệt chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020.
Chương trình này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sinh hoạt, đảm bảo an toàn giao thông cho người dân tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số có điều kiện đi lại khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa lũ.


 
Chương trình thực hiện trên phạm vi 5.237 xã thuộc 450 huyện của 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có vùng dân tộc miền núi, gồm: Điện Biên, Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hậu Giang. Chương trình ưu tiên đối với 63 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Giai đoạn 1 (2014 - 2015), dự án đã đầu tư xây dựng 186 cầu treo dân sinh đảm bảo an toàn giao thông trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu cấp thiết về đi lại và phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 570/TTg-KTN ngày 28/4/2014.

Giai đoạn 2 (2015 - 2020) toàn bộ cầu cứng và số cầu treo còn lại sẽ được phân kỳ để thực hiện trong 4 năm, dự kiến hoàn thành trong năm 2020 với 3.664 cầu cứng và 295 cầu treo.


 
Tổng vốn đầu tư để thực hiện chương trình gần 8.339 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương 931,7 tỷ đồng (chiếm 11,2%) để thực hiện 186 cầu treo giai đoạn 1 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 570/TTg-KTN ngày 28/4/2014; 5.625 tỷ đồng vốn vay ODA, chiếm 67,5%; 1.000 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương, chiếm 11,9%; 782,28 tỷ đồng vốn xã hội hóa, chiếm 9,4%.

Nguồn tin: Phòng GDTXCN&NCKH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm55
  • Khách viếng thăm112
  • Hôm nay31,630
  • Tháng hiện tại792,194
  • Tổng lượt truy cập136,244,563
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi