Theo quy định của Thông tư này, trường hợp viện trợ phi dự án có quy mô tương đương dưới 20.000 USD, cơ quan chủ quản không phải tiến hành tổ chức thẩm định mà chỉ căn cứ Quyết định phê duyệt danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền để quyết định phê duyệt khoản viện trợ phi dự án này.
ODA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Đối với viện trợ phi dự án có quy mô tương đương từ 20.000 USD trở lên, việc thẩm định văn kiện viện trợ phi dự án thực hiện theo quy định của pháp luật, với các nội dung thẩm định chính như: Tính hợp lý của dự án về bối cảnh và sự cần thiết; mục tiêu của dự án so với chính sách ưu tiên ở cấp quốc gia và cấp Bộ, ngành và địa phương; kết quả hoặc sản phẩm đầu ra dự kiến so với mục tiêu đề ra của dự án; quy mô và mức độ đảm bảo vốn của dự án, cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với dự án; thời gian thực hiện; các giải pháp thực hiện và các yếu tố cần thiết để đảm bảo phát huy tác động của dự án sau khi kết thúc…
Hồ sơ thẩm định bao gồm: Tờ trình đề nghị thẩm định văn kiện chương trình, dự án của cơ quan chủ quản (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) hoặc của chủ dự án (đối với văn kiện chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản); Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ của cấp có thẩm quyền; văn kiện chương trình, dự án; bản dịch bằng tiếng Việt (đối với các tài liệu bằng tiếng nước ngoài); y kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan có liên quan, nhà tài trợ (nếu có) trong quá trình lập văn kiện chương trình, dự án và các tài liệu chứng minh năng lực tài chính, phương án trả nợ và các tài liệu khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (đối với các chương trình, dự án thuộc đối tượng vay lại).
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/02/2014. Bạn đọc có thể tham khảo toàn bộ nội dung của Thông tư số 01/2014/TT-BKHTC
tại đây.