banner

KHTC - Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Thứ sáu - 28/11/2014 01:51
Dienbien.edu.vn: Ngày 10/11/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định số 102/2014/NĐ-CP thay thế Nghị định số 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai và thay thế quy định về xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng quy định tại Điều 29 của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Theo đó, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là những đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong sử dụng đất đai hoặc trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ về đất đai bao gồm: hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; và các cơ sở tôn giáo. Riêng các tổ chức, cá nhân được áp dụng quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì không bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP.


Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên

Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định 2 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. Ngoài ra, cũng có 2 hình phạt bổ sung khác bao gồm: tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực và tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài ra, Nghị định 102/2014/NĐ-CP cũng có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thể xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với cá nhân và 10 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp tỉnh và thanh tra chuyên ngành đất đai có thể xử phạt tối đa 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức. Đặc biệt, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác (theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.

Nghị định 102/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/12/2014. Đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trước thời điểm Nghị định 102/2014/NĐ-CP có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định 102/2014/NĐ-CP có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định 102/2014/NĐ-CP để xử lý. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay14,683
  • Tháng hiện tại724,042
  • Tổng lượt truy cập135,202,335
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi