banner

Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2019.

Thứ hai - 21/01/2019 22:46
Tại điểm cầu tỉnh Điện Biên, Đồng chí Lê Văn Quý, ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì. Dự Hội nghị có các đồng chí là thành viên Ban Chỉ đạo 138 tỉnh và Ban chỉ đạo 139 của tỉnh;
 
Đồng chí Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì hội nghị tại điểm cầu tỉnh Điện Biên.
Năm 2018, trên cả nước đã kịp thời giải quyết những vấn đề phức tạp nổi lên về tội phạm và trật tự xã hội, góp phần kéo giảm 0,61% số vụ phạm pháp hình sự. Tỷ lệ điều tra khám phá án hình sự đạt 82,32%;
Hầu hết các vụ án đặc biệt nghiêm trọng đều được điều tra làm rõ; đặc biệt đã khởi tố, điều tra đưa ra xét xử một số vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng. Công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được tập trung mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Năm 2018, các lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 203 nghìn vụ việc vi phạm (giảm 10% so với năm 2017); nộp ngân sách Nhà nước hơn 20.123 tỷ đồng; khởi tố gần 2.000 vụ và 2.239 đối tượng (tăng 10% so với năm 2017).
Tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Trong năm 2018, các ngành thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 4.869 lượt; phát hiện, bắt giữ 1.637 vụ, với 1.704 đối tượng vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm hành chính 1.474 vụ, nộp ngân sách Nhà nước gần 18,3 tỷ đồng. Các vụ vi phạm chủ yếu liên quan đến buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản; động vật hoang dã; thực phẩm, hàng hóa không rõ nguồn gốc… Về phòng chống tội phạm, đã bắt giữ 163 vụ, 204 đối tượng phạm tội về ma túy; thu giữ hơn 332.000 gam hêrôin; gần 56.000 gam ma túy tổng hợp…
Đồng chí Trương Hòa Bình đánh giá công tác phòng chống tội phạm và phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong năm qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm giảm các loại tội phạm; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều hạn chế, như: Chưa nắm tình hình kịp thời, để xảy ra các vụ việc tập trung đông người; tình trạng bảo kê, tín dụng đen; tội phạm sử dụng công nghệ cao ngày càng tinh vi, phức tạp; công tác phòng chống gian lận, thương mại chưa triệt phá được tận gốc các vụ việc; vận chuyển hàng cấm có chiều hướng gia tăng; xử lý các vụ việc còn chậm…
 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu thời gian tới các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo 138/CP và 389 Quốc gia; tổ chức kiểm điểm nghiêm túc người đứng đầu nếu để xảy ra các vụ việc vi phạm phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý tham nhũng, không để bức xúc trong nhân dân.
Tổ chức phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại ngay chính trong các cơ quan chức năng; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức tha hóa, tiếp tay cho tội phạm. Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm, gian lận thương mại và hàng giả…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập218
  • Máy chủ tìm kiếm65
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay16,163
  • Tháng hiện tại766,069
  • Tổng lượt truy cập136,218,438
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi