banner

TTr- Một số giải pháp về công tác kiểm tra nội bộ trường học

Thứ năm - 20/09/2018 05:33
Kiểm tra nội bộ trường học là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý, đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp người Hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lý, điều hành nhà trường phát triển.
Kiểm tra vừa là xem xét kết quả của một quá trình, một sự việc đã kết thúc, vừa chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chu trình quản lý chỉ đạo tiếp theo. Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành quan liêu. Chúng ta cũng biết rằng: Kiểm tra đảm bảo được thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo. Nhờ kiểm tra, nhà quản lý có thể kiểm soát được những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của tổ chức. Điều này rất quan trọng vì mất quyền kiểm soát, đồng nghĩa với nhà quản lý bị vô hiệu hóa. Tổ chức có thể lái theo hướng không mong muốn. Kiểm tra nhằm có tác động thích hợp để nhà trường thực hiện đúng nhiệm vụ chính trị.

Kiểm tra nội bộ trường học là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, mở rộng dân chủ và chế độ ủy quyền trong quản lý nhà trường. Nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, chân thực sẽ có tác dụng giúp Hiệu trưởng xác định mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng ... từ đó tìm ra được những nguyên nhân và đề ra những giải pháp điều chỉnh có hiệu quả. Qua kiểm tra, nó tác động tới ý thức, hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, uốn nắn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót, khuyết điểm và tuyền truyền kinh nghiệm giáo dục tiên tiến. Kiểm tra, đánh giá tốt sẽ dẫn tới cán bộ giáo viên tự kiểm tra đánh giá, tự giác phấn đấu theo chuẩn nghề nghệp.

Công tác kiểm tra cũng là một biện pháp ngăn ngừa và xử lý những hành vi, vi phạm pháp luật của cá nhân và tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng “công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này”. Để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ trường học cần thực hiện một số giải pháp sau:

 1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý về công tác kiểm tra 

Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn các nội dung của Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức các hoạt động thanh tra giáo dục và Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong giáo dục; làm rõ những nội dung đổi mới từ tổ chức thanh tra, nhiệm vụ quyền hạn của thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện, đổi mới hoạt động thanh tra, nội dung thanh tra, trình tự thủ tục tiến hành thanh tra. Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng chuyển nội dung từ thanh tra hoạt động chuyên môn sang thanh tra công tác quản lý đó là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Hằng năm Thanh tra Sở tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho đội ngũ ban giám hiệu, cốt cán chuyên môn của các trường hiểu sâu sắc đầy đủ khái niệm kiểm tra nội bộ, vị trí, vai trò, nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ trường học (KTNBTH), nguyên tắc kiểm tra, nội dung kiểm tra, cách xây dựng kế hoạch kiểm tra, cách tiến hành tổ chức kiểm tra, xử lý sau kiểm tra, sơ kết công tác KTNBTH theo từng tháng và lưu trữ hồ sơ, báo cáo công tác KTNBTH;

Chỉ đạo mỗi nhà trường xây dựng chương trình, kế hoạch KTNBTH sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục và có tác dụng trong công tác giáo dục. Các nội dung trong kế hoạch kiểm tra cần cụ thể, đảm bảo tính khả thi, quá trình thực hiện cần có đủ hồ sơ minh chứng. Nội dung kiểm tra nội bộ trường học bám sát vào những vấn đề trọng tâm của đơn vị theo nguyên tắc, tất cả các hoạt động giáo dục trong nhà trường đều được kiểm tra để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch, tiến độ, có hiệu quả và Hiệu trưởng vừa là chủ thể kiểm tra  vừa là đổi tượng kiểm tra; công tác KTNB cần đảm bảo tính công bằng, khách quan, toàn diện, thường xuyên nhằm thúc đẩy các đối tượng được kiểm tra kịp thời khắc phục những hạn chế thiếu sót để ngày càng tiến bộ hơn.
Trong công tác kiểm tra của Hiệu trưởng có nhiều hình thức kiểm tra như: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề trong đó việc kiểm tra theo chuyên đề cần có kế hoạch cụ thể và được công khai ngay từ đầu năm học cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học của nhà trường, các chuyên đề:  Kiểm tra toàn diện nhà trường (đội ngũ, CSVC, thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục, hoạt động giáo dục và chất lượng giáo dục đào tạo chú trọng kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo và nhân viên hành chính theo chuẩn nghề nghiệp, công tác quản lý của hiệu trưởng); kiểm tra chuyên đề chuyên môn (công tác tuyển sinh, sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn, hoạt động của phòng chức năng, công tác thư viện, công tác dạy thêm, học thêm, công tác tài chính, công tác bán trú, an toàn thực phẩm,..). 

Mỗi nhà trường xây dựng Ban KTNBTH đủ khả năng tham mưu, phối hợp và triển khai thực hiện nhiệm vụ KTNBTH. Dưới sự điều hành trực tiếp của Hiệu trưởng, Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác KTNBTH theo kế hoạch và đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra, bám đúng mục tiêu; tránh bệnh hình thức, đối phó, không hiệu quả.

Ban kiểm tra nội bộ phối hợp tốt với Ban thanh tra nhân dân để giải quyết kịp thời các nội dung liên quan; kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, đại diện các tổ chức đoàn thể xử lý đúng thẩm quyền và trách nhiệm kết quả kiểm tra, các biểu hiện sai sót, hạn chế để điều chỉnh kịp thời ngay.  Hàng tháng tổ chức đánh giá, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong tuần, trong tháng và xử lý kết quả, báo cáo đánh giá toàn diện và đúc rút kinh nghiệm trong công tác KTNBTH cho tuần tới, tháng tới.

2. Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động kiểm tra

Công khai kế hoạch kiểm tra, nội dung các chuyên đề ngay từ đầu năm học, Đưa công tác kiểm tra nội bộ trường học trở thành tiêu chí thi đua trong năm học. Công khai kết luận kiểm tra và chính điều này có tác dụng mạnh mẽ đến việc thực thi các kết luận kiểm tra.

3. Tổ chức kiểm tra giám sát công tác kiểm tra NBTH 

Nâng cao chất lượng kết luận, kiến nghị công tác KTNBTH tại mỗi nhà trường bằng việc lồng ghép với các nội dung kiểm tra báo cáo hàng tháng góp phần bảo đảm thi hành các kết luận, kiến nghị sau mỗi cuộc KTNB trường học.

Tác giả: Võ hồng Kỳ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập96
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay16,029
  • Tháng hiện tại765,935
  • Tổng lượt truy cập136,218,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi