banner

CĐN - Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động

Thứ tư - 30/11/2016 22:55
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” là phong trào thi đua mang tính đặc trưng riêng của nữ cán bộ, nhà giáo và người lao động trong ngành, được Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn Giáo dục Việt Nam cụ thể từ phong trào “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động từ năm 1989
Phong trào “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” được lồng ghép với phong trào thi đua “Hai tốt” và các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”…đã thu hút đông đảo nữ cán bộ, nhà giáo, người lao động tham gia một cách tự  nguyện, có tác dụng thúc đẩy các hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, công đoàn, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp, phong trào thi đua "Giỏi việc trường, đảm việc nhà" đã được triển khai, tổ chức thực hiện sôi nổi, sâu rộng từ công đoàn cơ sở đến Công đoàn Giáo dục các huyện, thị xã, thành phố; Công đoàn các đơn vị trực thuộc. Cùng với phong trào thi đua "Hai tốt", phong trào thi đua "Hai giỏi" đã đem lại cho ngành Giáo dục tỉnh nhà một bộ mặt mới nhiều khởi sắc, nữ CBGV-CNV của Ngành đã khắc phục khó khăn, không ngừng học tập nâng cao nhận thức chính trị, rèn luyện chuyên môn, nghiệp vụ, say mê học tập, đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao năng lực sư phạm, năng lực quản lý giáo dục, có nhiều chị em đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp Tỉnh, số chị em đạt giáo viên dạy giỏi các cấp ngày càng tăng.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10 hàng năm, Ban nữ công các đơn vị tổ chức mít tinh, toạ đàm giúp chị em ôn lại truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là người phụ nữ trong công cuộc đổi mới đất nước.

. Việc tổ chức các hoạt động của Ban  nữ công hàng năm đã thu hút đông đảo chị em tham gia tích cực vào các phong trào và các hoạt động tập thể, khuyến khích chị em luôn cố gắng vươn lên trong học tập và công tác. Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nữ nhà giáo và lao động đã tích cực vận động, giáo dục các thành viên trong gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy ước của khu dân cư, giáo dục, dạy dỗ con chăm ngoan, học giỏi.

Hầu hết nữ nhà giáo và lao động đã thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhiều gia đình đã lựa chọn mô hình có từ 1 đến 2 con để nuôi dạy cho tốt, quan tâm chăm sóc sức khỏe, đảm bảo sinh hoạt ổn định cho các thành viên, luôn tạo không khí hòa thuận, vui vẻ, đầm ấm, các thành viên trong gia đình luôn yên tâm phấn đấu, học tập và công tác. Nhiều chị em miệt mài, say mê với chuyên môn, quan tâm chăm lo đội ngũ giáo viên, thương yêu học sinh, nêu cao tinh thần “Tương thân, tương ái” với những nghĩa cử cao đẹp của nhà giáo, mà còn là người năng động trong phát triển kinh tế, tăng thêm thu nhập cho gia đình mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Hàng năm, có trên 80% nữ nhà giáo đạt danh hiệu “Giỏi việc trường - đảm việc nhà” các cấp, 90-95% gia đình nữ nhà giáo đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Hầu hết các đơn vị cơ bản đều có nữ tham gia lãnh đạo, con của nữ cán bộ nhà giáo và lao động trong ngành đều là con ngoan, trò giỏi, đạt học sinh giỏi các cấp; nhiều cháu đoạt giải thưởng học sinh giỏi quốc gia; nhiều chị được kết nạp Đảng. Nhiều chị được lựa chọn quy hoạch, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong và ngoài ngành; được lựa chọn, bầu vào cấp uỷ, hội đồng nhân dân các cấp,...

Trong giai đoạn vừa qua, công tác chỉ đạo, triển khai phong trào luôn được các đơn vị quan tâm thực hiện. Nội dung, hình thức tổ chức phong trào được đổi mới, sáng tạo, phong phú, phù hợp với từng đơn vị, địa phương, từng đối tượng phụ nữ, có tác động mạnh mẽ trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nữ cán bộ nhà giáo và người lao động, tạo động lực để chị em phát huy năng lực, sở trường, sức sáng tạo và trí tuệ của mình. Chất lượng đội ngũ nữ cán bộ, giáo viên được nâng lên ở tầm cao hơn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo cũng như sự phát triển của mỗi cơ sở giáo dục và của ngành.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành Giáo dục tăng cường các giải pháp thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nữ nhà giáo và lao động đáp ứng yêu cầu mới, phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” cần được tiếp tục đẩy mạnh với những mục tiêu sau:

 1 Nâng cao chất lượng của phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” gắn với tuyên truyền giáo dục về 4 phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam “Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Vận động nữ CBNGLĐ chủ động, tích cực học tập, bồi dưỡng, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ, năng lực.

2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về giáo dục chính sách pháp luật, đặc biệt là Luật lao động, Luật Bình đẳng giới và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong nữ CBNGLĐ về chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, giáo dục nâng cao nhận thức về giới, về trách nhiệm đối với gia đình và xã hội.

3. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền chào mừng ngày 8/3, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10; ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 với những chủ đề phù hợp, gần gũi với chị em phụ nữ, tạo điều kiện cho các chị em phát huy kiến thức và năng lực của mình. Triển khai các nội dung của Chiến lược Quốc gia về dân số, sức khỏe sinh sản, công tác gia đình giai đoạn 2011 - 2020.

4. Thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nữ CBNGLĐ để kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị, đề xuất, đưa những quyền và lợi ích của lao động nữ vào trong nội quy, quy chế phù hợp với điều kiện đơn vị; Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách lao động. Động viên chị em nữ sắp xếp công việc gia đình khoa học có hiệu quả để giành thời gian làm tốt nhiệm vụ.

5. Phát huy vai trò nòng cốt của Ban Nữ công, tổ Nữ công, duy trì sinh hoạt với nội dung thiết thực, phù hợp với thực tế đơn vị. Phối hợp với chuyên môn tổ chức các hội nghị, hội thi, tập huấn phù hợp với điều kiện ở cơ sở.
        
6. Tổ chức cho chị em đi tham quan, du lịch, vui chơi giải trí trong các dịp lễ, dịp hè, tạo điều kiện cho các chị giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi trong đời thường để làm việc có hiệu quả hơn.
        
7. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp và tạo điều kiện của chính quyền. Ban Nữ công chủ động tham mưu với công đoàn, chính quyền về nội dung, chương trình hoạt động của năm học, tiếp tục công tác phát triển Đảng viên nữ.

8. Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp công đoàn, tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban nữ công các cấp để làm tốt công tác tham mưu về công tác vận động nữ, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, nâng cao hiệu quả công tác nữ công, đặc biệt là triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” ngày càng hiệu quả, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ nữ CBNGLĐ.

9. Các đơn vị cần cụ thể hóa mục tiêu, nội dung, tiêu chuẩn thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” cho phù hợp; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá phong trào; biểu dương khen thưởng kịp thời, nhân rộng điển hình tiến tiến.
Phát huy những kết quả đã đạt được, với kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo và tổ chức triển khai phong trào nhiều năm qua, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu và có sức lan toả mạnh mẽ, để phụ nữ ngành Giáo dục có nhiều đóng góp xứng đáng hơn nữa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ ngành Giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế./

Nguồn tin: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm154
  • Hôm nay20,238
  • Tháng hiện tại226,023
  • Tổng lượt truy cập136,577,836
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi