banner

CNTT&NCKH – Việc sử dụng điện thoại di động trong học sinh.

Thứ ba - 10/09/2013 20:16
Dienbien.edu.vn - Trong cuộc sống sôi động hiện nay, nếu để ý một chút chúng ta sẽ thấy có một số hiện tượng, một số hoạt động, những công nghệ mới mà đi cùng với đó là những con số, những kết quả tích cực hoặc tiêu cực là không hề nhỏ và rất đáng suy nghĩ. Trân trọng giới thiệu và cùng chia sẻ….
Hiện nay tỉnh Điện Biên có trên 15 nghìn học sinh cấp THPT, chưa tính học viên bổ túc THPT tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Việc các em có điện thoại di động là điều đáng quý, thể hiện việc chất lượng cuộc sống được nâng lên một bước dài, đáp ứng nhu cầu chia sẻ, cung cấp, trao đổi thông tin nhanh chóng, kịp thời giữa các bạn với nhau, với người thân và thậm chí là điện thoại có thể kết nối internet, ở đó các em có thể xem thông tin hữu ích hay giải trí thư giãn như nghe nhạc, chát, chơi game, xem phim, đọc truyện, chụp ảnh….Chính vì những lợi ích thiết thực không thể phủ nhận và việc đầu tư không quá lớn, đáp ứng nhu cầu của con cái mà các gia đình đã có thể không ngần ngại, tự mua hoặc phải mua cho con em mình điện thoại di động.
 Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố tích cực và rất nhiều học sinh đã sử dụng điện thoại đúng mục đích mang lại lợi ích thiết thực thì cũng không ít, không ít học trò đã lạm dụng điện thoại di động sử dụng với xu hướng tiêu cực, có hại và ngày càng sống phụ thuộc vào điện thoại kéo theo nhiều hệ lụy khác. Từ khi có điện thoại, nhiều em trở nên ích kỉ hơn, lười biếng hơn, dành quá nhiều thời gian cho bạn bè, cho điện thoại, quên đi trách nhiệm của người con, người học sinh, thiếu sự giao tiếp, chia sẻ với gia đình. Đến trường nhiều em vẫn mang điện thoại đi, trong giờ học nhiều em vẫn không tắt, học tập mất tập trung. Giờ ra chơi không giải lao thoải mái, lại dán mắt vào màn hình bé xíu để giải trí, để khẳng định mình, là sành điệu nhưng thực ra không hẳn đã tốt mà trong chừng mực nào đó là có hại …

Chúng ta hãy thử làm một số phép tính sau: ước tính ở Điện Biên 50% học sinh THPT có điện thoại di động, tức là 7500 em, giá trung bình mỗi chiếc là 500 nghìn đồng, thì tổng giá trị là 3,75 tỷ đồng. Trung bình mỗi tháng một học sinh chi tiêu 50 nghìn đồng cho điện thoại – thường là trả trước, ta có con số 375 triệu đồng nhân với 12 tháng sẽ có 4,5 tỷ đồng. Cách tính này chưa kể đến việc một số học sinh thay điện thoại, thay sim, thêm sim thứ hai mỗi năm và thường thì “con dế” sau đắt tiền hơn “con dế” trước.

Tổng cộng một năm số tiền dịch vụ chi cho điện thoại trên tương tương với 3.913 suất lương tối thiểu của nhà nước (1,15 triệu đồng/tháng) mỗi tháng. Nếu để chi cho hỗ trợ học sinh THPT bán trú vùng đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ là 420 nghìn đồng/tháng trong 9 tháng của một năm học là 3,78 triệu đồng thì sẽ hỗ trợ được 1.190 học sinh mỗi năm học, mà 1.190 học sinh là tương đương với học trò của 2 trường THPT trong tỉnh đấy.

Còn nếu tính theo gạo ăn hàng ngày mức 15 nghìn đồng/kg gạo ngon thì tiền chi cho dịch vụ điện thoại mỗi năm sẽ tương đương với mua được 300 nghìn kg tức 300 tấn gạo, mỗi năm nếu mỗi người ăn hết 180kg gạo thì sẽ đủ gạo cho 1.666 người một năm, nếu mỗi gia đình có 4 người thì đó là gạo ăn mỗi năm của 417 hộ gia đình.


Học sinh tới từ nhiều trường THPT tham dự kỳ thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay tại THPT Chuyên Lê Quý Đôn.

Với 4,5 tỷ đồng này, nếu có thể sẽ đủ chi cho một trường mầm non quy mô 10 lớp với 250 cháu học trong 3 năm đấy, bao gồm chi lương cho cán bộ giáo viên, tức là 250 cháu được học đủ 3 năm mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi để chuẩn bị bước vào lớp 1.

So sánh thế nghe cũng chẳng ổn lắm phải không các bạn, nghe ra cũng còn nhiều khập khiễng nhưng thôi đã là so sánh thì chúng ta cử thử xem, vì nhiều khi thông tin mới là quý giá, chất lượng cuộc sống được nâng lên mới là quan trọng. Đúng vậy, điều đáng bàn ở đây là có bao nhiêu trong số 7500 học sinh sử dụng điện thoại có ích, cần khuyến khích việc sử dụng điện thoại đúng mức, đúng mục đích, chia sẻ thông tin hữu ích trong sinh hoạt và học tập.

Đây mới là dự kiến ở học sinh cấp THPT của tỉnh Điện Biên, nếu 20% của 37.500 học sinh cấp THCS tức là 7.500 em nữa có điện thoại thì sao, suy rộng ra với học sinh cả nước nữa thì thế nào nhỉ, một con số, những con số khá giật mình hữu ích xen lẫn lãng phí phải không các bạn?

Sẽ có bao nhiêu học sinh sử dụng điện thoại có ích, chưa có con số điều tra thống kê được, và bao nhiêu sử dụng vào việc vô bổ như chát chít với nội dung không có tác dụng, với người lạ qua mạng ảo, tự do sử dụng ngôn ngữ “lạ” khó hiểu, thiếu chủ ngữ, vị ngữ, không phải là tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, thậm chí là tục tĩu mà bình thường không thể nói được. Một số em xử lý thông tin của bạn bè qua điện thoại không tốt, nóng nảy, mất bình tĩnh, chưa ý thức được việc chụp ảnh thiếu suy nghĩ, không chọn lọc cố tình đưa lên Facebook nhiều hình ảnh phản cảm để rồi những lời bình và hình ảnh không tốt lan truyền rất nhanh trên mạng, thậm chí là ảnh thầy cô, bạn bè không mong muốn.

Bao nhiêu em sử dụng Mobiphone cho “oai”, để thể hiện mình là người lớn, ganh đua thể hiện “đẳng cấp” và sĩ diện với bạn bè, để chơi game hại mắt, bạo lực, nhắn tin với những nội dung không cần thiết, mất thời gian, không tập trung được vào việc học tập, vui chơi lành mạnh, trở thành “nô lệ” của điện thoại, lúc nào cũng “kè kè” trong người. Đó là chưa kể tới hậu quả lớn hơn nữa là xem truyện, video có nội dung không lành mạnh, thiết lập mối quan hệ với những người lạ, bạn bè không tìm hiểu kỹ, dễ sa đà vào trò chơi có hại, đua đòi theo lối sống hưởng thụ, ích kỉ, quen đòi hỏi gia đình phải đáp ứng…. mà nhiều việc có thể nói gia đình không thể kiểm soát được. Nếu học yếu, kém và hạnh kiểm thường thường cùng sở hữu một “con dế” sành điệu kèm theo chi phí nuôi “khủng” hàng tháng với học cũng yếu kém, đạo đức trung bình nhưng không dùng điện thoại thì thấy thế nào nhỉ? Nếu so với một học trò khác học khá, giỏi, sống có trách nhiệm, giản dị, đúng mực và chẳng có “dế mèn” nào thì bên nào hay hơn, trong con mắt bạn bè bên nào đáng trân trọng hơn nhỉ? Giá trị sống nhiều khi không đồng nghĩa với hình thức bên ngoài…đừng chạy theo cái mới một cách cảm tính và thiếu suy nghĩ. Ở Việt Nam thì chưa thấy nhưng đã có bài báo nói về việc ở Hàn Quốc đã phải mở lớp “cai nghiện” điện thoại cho một bộ phận học sinh rồi.

Rõ ràng điện thoại di động là sự tiến bộ về khoa học công nghệ của nhân loại nhưng khi đi vào cuộc sống đã thể hiện rõ tính hai mặt của sự phát triển – mỗi cá nhân hãy tỉnh táo để trở thành chủ nhân thông minh trước những chiếc điện thoại đẹp nhưng vô tri vô giác, hãy sử dụng khi có nhu cầu đích thực và có ích. Điện thoại di động không có lỗi, nó là phương tiện, mà người sử dụng nó tuy đã được cha mẹ, người thân chỉ bảo, định hướng nhưng đã lạm dụng, lệ thuộc thái quá, thiếu bản lĩnh trong sử dụng điện thoại di động mới là người có lỗi và đáng trách, nhiều khi bước ngoặt của cuộc đời theo hướng tiêu cực bắt đầu chỉ đơn giản từ khi một học sinh sở hữu một chiếc điện thoại di động – không phải đáng tiếc lắm sao./.

Tác giả: Nguyễn Hùng Cường

Nguồn tin: Trường THPT Huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 201 trong 50 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 50 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm198
  • Hôm nay31,107
  • Tháng hiện tại948,309
  • Tổng lượt truy cập135,426,602
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi