banner

Dienbien.edu.vn - Tin chuyên đề cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các tình huống thực tiễn của học sinh và dạy học tích hợp của giáo viên.

Thứ ba - 17/01/2017 02:51
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.
Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện  thông qua Đề án đổi mới chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đó, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn”, là một trong những vấn đề cần ưu tiên.

Thế nào là dạy học “tích hợp, liên môn”?

Dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.

Dạy học tích hợp: Có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…

Còn  Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

Dạy học tích hợp, liên môn thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học. Còn tại sao phải dạy học tích hợp, liên môn thì đó là do yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn . Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống ; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan.

Sự khác nhau giữa chủ đề “đơn môn” và chủ đề “liên môn”?

Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học.Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

Ưu điểm với học sinh

Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.


Một nội dung trong bài thi vận dụng kiến thức liên môn của học sinh

 
Ưu điểm với giáo viên

Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:

Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;

Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học;

Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

Giáo viên có gặp khó khăn?

Khó khăn của giáo viên hiện nay nếu có chỉ là vấn đề tâm lí. Về thực chất thì không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Hơn nữa, từ nhiều năm nay, Bộ  thông qua Đề án đổi mới chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạođã chỉ đạo tích hợp nhiều nội dung giáo dục vào quá trình dạy học các môn học trong trường phổ thông như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ quyền quốc gia, tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông…Về dạy học kiến thức liên môn, Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên về rà soát chương trình, SGK, xây dựng các chủ đề liên môn.

Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Bộ thông qua Đề án đổi mới chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán….

Tới đây, Bộ sẽ ban hành văn bản “Hướng dẫn nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường phổ thông”.

Mục đích là để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong trường phổ thông, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn.

Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc triển khai thực hiện đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015.

Giáo viên cần trang bị những gì?

Giáo viên cũng không phải trang bị thêm nhiều về mặt kiến thức vì bản chất vẫn là dạy học môn học mà mình đang dạy. Mặt khác, trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.

Vấn đề bây giờ là phải vận dụng những kiến thức đó để: xây dựng các chủ đề dạy học; xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề; biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. Đó chính là nội dung trọng tâm sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn được nêu trong hướng dẫn nói trên.

Bộ thông qua Đề án đổi mới chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến yêu cầu các đơn vị đặt ra định mức cho mỗi tổ/nhóm chuyên môn là xây dựng và thực hiện được tối thiểu 2 chủ đề/học kì. Việc thực hiện những chủ đề ấy chính là môi trường huấn luyện tốt nhất cho giáo viên ở trong tổ bộ môn, trong nhà trường. Tất nhiên giáo viên còn phải tăng cường giao lưu với các tỉnh khác, đơn vị khác thông qua diễn đàn trên mạng mà Bộ  thông qua Đề án đổi mới chương trình, Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo mới xây dựng.


Giáo viên nhận giải tại kì thi liên môn tích hợp do Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng

Từ năm học 2012-2013 Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đã tiến hành tổ chức kì thi dạy học tích hợp dành cho giáo viên, và vận dụng kiến thức liên môn dành cho học sinh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, lựa chọn các sản phẩm có chất lượng cao và hiệu quả dự thi cấp quốc gia,  kết quả cụ thể như sau:
 
1. Năm học 2012-2013

a) Khối các phòng Giáo dục và Đào tạo
 
TT Phòng GD&ĐT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng Ghi chú
1 Huyện Điện Biên 1 1 2 02 KK
2 Huyện Điện Biên Đông 0 1 1 01 KK
  Tổng 1 2 3  
 
b) Khối các đơn vị trực thuộc
TT Trường THPT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng  
Ghi chú
1 TP Điện Biên Phủ 01 01 02 01 Nhì, 01 KK
2 Chuyên Lê Quý Đôn 02 3 05 02 Ba,
03 KK
  Tổng 03 04 07  
 
 
2. Năm học 2013-2014

a) Khối các phòng Giáo dục và Đào tạo
TT Phòng GD&ĐT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng Ghi chú
1 TP Điện Biên Phủ 05 03 08 01 nhất, 03 nhì, 01 ba, 03 kk
2 Huyện Điện Biên 05 04 09 02 nhì, 04 ba, 03 kk
3 Huyện Tuần Giáo 03 01 04 04 kk
4 Huyện Mường Chà 01   1 01 kk
5 Huyện Mường Ảng 01   1 01 kk
6 Huyện Tủa Chùa 01 1 2 01 Ba
  Tổng 16 9 25  
 
b) Khối các đơn vị trực thuộc
TT Trường THPT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng  
Ghi chú
1 TP Điện Biên Phủ 01 01 02 02 kk
2 Chuyên Lê Quý Đôn 03 04 07 02 ba, 05 KK
3 DTNT Tỉnh 03   3 03kk
4 THPT Mường Ảng 01   1 01 nhì
5 THPT Tuần Giáo 01   1 01 nhì
6 THPT Mường Nhà 01   1 01 KK
7 THPT Phan Đình Giót 02   2 02 kk
8 THPT Thanh Nưa 01   1 01 kk
9 THPT Trần Can 01   1 01 kk
10 THPT Tủa Chùa 02 01 3 03 kk
  Tổng 16 06 22  
 
 
3. Năm học 2014-2015
a) Khối các phòng Giáo dục và Đào tạo
TT Phòng GD&ĐT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng Ghi chú
1 TP Điện Biên Phủ 01 05 06 01 nhất, 01 nhì, 01 ba, 03kk
2 Huyện Điện Biên 03 05 08 01 ba, 07 kk
3 Huyện Tuần Giáo 01   01 01 kk
4 Huyện Tủa Chùa 01 01 02 02 ba
5 Huyện Điện Biên Đông   02 02 01 ba, 01 kk
  Tổng 06 13 19  
 
b) Khối các đơn vị trực thuộc
TT Trường THPT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng  
Ghi chú
1 TP Điện Biên Phủ 01 03 04 01 ba, 03 kk
2 Chuyên Lê Quý Đôn 02 03 05 03 ba, 02 KK
3 DTNT Tỉnh 07 02 09 01 nhất, 02 ba, 06kk
4 THPT Tuần Giáo 03   3 01 nhì, 03 ba
5 DTNT Mường Chà 01   1 01 KK
6 THPT Huyện Điện Biên 01   1 01 kk
7 THPT Thanh Nưa   02 02 01 ba, 01 nhì
8 THPT Mường Luân 01   1 01 kk
9 DTNT Tuần Giáo   01 01 01 kk
  Tổng 16 11 27  
 
 
            4. Năm học 2015-2016
a) Khối các phòng Giáo dục và Đào tạo
TT Phòng GD&ĐT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng Ghi chú
1 TP Điện Biên Phủ 02 05 07 01 nhì, 02 ba, 04kk
2 Huyện Điện Biên 03 06 08 03 ba, 06 kk
3 Huyện Tuần Giáo 01   01 01 kk
4 Huyện Tủa Chùa   04 04 02 ba, 02 kk
5 Huyện Điện Biên Đông   03 03 01 nhì, 01 ba, 01 kk
6 Huyện Mường nhé   01 01 01 kk
  Tổng 06 19 25  
 
b) Khối các đơn vị trực thuộc
TT Trường THPT Dạy học theo
chủ đề tích hợp
Vận dụng
kiến thức liên môn
Cộng  
Ghi chú
1 TP Điện Biên Phủ   03 03 01 ba, 02 kk
2 Chuyên Lê Quý Đôn 02 01 03 02 nhì, 01 kk
3 DTNT Tỉnh 05 03 08 01 nhất,01 nhì, 02 ba,04 kk
4 DTNT Tuần Giáo 01 01 02 01, nhất, 01 kk
5 DTNT Mường Chà 01   01 01 nhì
6 THPT Tuần Giáo 01   01 01 kk
7 THPT Thanh Nưa 01   01 01 ba
8 THPT Trần Can   01 01 01 ba
9 THPT Mường Nhé   01 01 01 nhì
10 THPT Phan Đình Giót 03   03 01 ba, 02 khuyến khích
  Tổng 14 10 24  
 
Hàng năm sau khi tiếp nhận văn bản hướng dẫn tổ chức 02 cuộc thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn hướng dẫn các phòng giáo dục và đào tạo, các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức, triển khai các cuộc thi đến giáo viên và học sinh. Các phòng giáo dục và đào tạo, các trường THPT và trung tâm GDTX căn cứ văn bản hướng dẫn của Sở đã tổ chức cuộc thi nghiêm túc. Những  đơn vị triển khai bài bản, khoa học gồm các phòng giáo dục và đào tạo: huyện Mường Ảng,  huyện Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, huyện Mường Chà, huyện Điện Biên Đông; các trường THPT: Huyện Điện Biên, Thành phố  Điện Biên Phủ, chuyên Lê Quý Đôn, PT DTNT tỉnh, Tủa Chùa, Tả Sìn Thàng, Chà Cang, Mường Nhé.

Qua các năm dự thi kết quả được đánh giá khá cao về cả chất lượng và số lượng các sản phẩm dự thi về quy mô cách thức tổ chức, thành phần và đối tượng tham gia thể hiện sự thay đổi về nhận thức, đánh giá cuộc thi của cán bộ quản lý và giáo viên về ý nghĩa và vai trò của 02 cuộc thi.

Các kết quả của các cuộc thi cấp quốc gia  về vận dụng kiến thức liên môn vào các tình huống thực tiễn và tích hợp của giáo viên và học sinh tỉnh Điện Biên là động lực góp phần thúc đẩy phong trào sâu rộng trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao chất lượng dạy và học nói chung./.

Tác giả: Vũ Mạnh Cương – Phòng GDTrH

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập166
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm148
  • Hôm nay29,252
  • Tháng hiện tại91,249
  • Tổng lượt truy cập136,443,062
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi