Theo đó, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung Phần hai, Chương trình giáo dục nhà trẻ; Phần ba, Chương trình giáo dục mẫu giáo liên quan đến chế độ sinh hoạt cho trẻ; tổ chức ăn; phát triển cảm xúc thẩm mĩ; đánh giá sự phát triển của trẻ.
Các cháu trường mầm non Thanh Trường, Thành phố Điện Biên Phủ Đối với Chương trình giáo dục nhà trẻ: Sửa đổi, bổ sung thời gian thực hiện chế độ chăm sóc giáo dục trẻ; xây dựng chế độ ăn, khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi tại trường mầm non; luyện tập và phối hợp các giác quan… Nội dung đánh giá trẻ theo giai đoạn được bổ sung thêm nội dung: Đánh giá cuối độ tuổi (6, 12, 18, 24, 36 tháng) dựa vào kết quả mong đợi. Đánh giá mức độ phát triển thể chất của trẻ cần sử dụng thêm chỉ số về cân nặng, chiều cao cuối độ tuổi.
Đối với Chương trình giáo dục mẫu giáo: Bổ sung nội dung vào kết quả mong đợi đối với trẻ mẫu giáo: “ Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ”; “có ý thức giữ gìn và bảo vệ cái đẹp”… Thông tư sửa đổi, bổ sung thời gian của hoạt động ngủ trong bảng Chế độ sinh hoạt cho trẻ mẫu giáo; một số kĩ năng trong hoạt động âm nhạc và hoạt động tạo hình...
Các cháu trường mầm non Mường Báng số 2, huyện Tủa Chùa Thông tư cũng bãi bỏ, thay đổi một số từ, cụm từ tại Phần hai - Chương trình giáo dục nhà trẻ và Phần ba - Chương trình giáo dục mẫu giáo nhằm chuẩn hóa nội dung theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện hay.
Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ban hành nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non; chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách của trẻ mầm non trong giai đoạn tới.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2017.