banner

GDMN- Hội thảo Phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”

Thứ hai - 03/04/2017 22:50
Dienbien.edu.vn - Trong 02 ngày 30-31/3/2017, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội thảo Phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm” cho cán bộ quản lý và giáo viên của 10/10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ trong vùng dân tộc thiểu số theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”.

Đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phát biểu khai mạc hội thảo
 
Phát biểu tại hội thảo đồng chí Nguyễn Sỹ Quân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của tăng cường tiếng Việt cho trẻ, của giáo dục phi chính quy; chia sẻ những khó khăn vướng mắc của giáo dục mầm non tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay; yêu cầu về việc nâng cao chất lượng giáo dục từ đó chỉ đạo hội thảo tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, tháo gỡ những vướng mắc trong chuyên môn, đồng thời yêu cầu mỗi đại biểu sau hội thảo cần phát huy và tỏa tác dụng tại cơ quan, đơn vị công tác.
 

Đại biểu dự giờ thực hành tại điểm trường Pá Sáng, trường mầm non Hua Thanh, huyện Điện Biên
 
Trong 02 ngày, hội thảo diễn ra sôi nổi với các hoạt động phong phú: Báo cáo chuyên đề, tham luận của các đơn vị, chia sẻ kinh nghiệm của giáo dục Tiểu học về các phương pháp tổ chức tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số; dự giờ 04 hoạt động giáo dục tăng cường tiếng Việt cho trẻ; tham quan môi trường giáo dục thiết kế theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm tại 03 trường mầm non.
 

Báo cáo tham luận về sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy tăng cường tiếng Việt của trường mầm non Pá Vạt, huyện Điện Biên Đông
 
Thời gian hội thảo không dài, số lượng hoạt động khá phong phú song với tinh thần làm việc hết sức tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm cao, hội thảo cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra, đó là: Giúp cán bộ quản lý, giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc tăng cường tiếng Việt và biết vận dụng các phương pháp dạy tăng cường tiếng Việt; tham quan học tập thực tế về cách tạo môi trường tiếng Việt ở trường, lớp vùng thuận lợi cũng như vùng khó khăn.
 

Tham quan tạo môi trường giáo dục tại trường mầm non xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên
 
Thông qua tham luận, thảo luận chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị, rút kinh nghiệm các giờ dạy thực hành, hội thảo đã thống nhất một số nội dung trong tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số theo quan điểm “lấy trẻ làm trung tâm”, tập trung vào các vấn đề: Xây dựng kế hoạch thực hiện, xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt, vận dụng các phương pháp, hình thức tăng cường tiếng Việt phù hợp với địa phương.
 

Tham quan tại trường mầm non số 2 xã Thanh Yên, huyện Điện Biên
 
Qua Hội thảo cho thấy giáo dục mầm non tỉnh nhà còn nhiều việc phải làm, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của các cấp quản lý, giáo viên và nhân viên để thực hiện có hiệu quả hơn nữa hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp 1, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4.3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập174
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay25,697
  • Tháng hiện tại696,721
  • Tổng lượt truy cập136,149,090
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi