banner

GDTH – Chung tay thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2013 – 2020.

Chủ nhật - 30/06/2013 20:47
Dienbien.edu.vn - Thiếu niên, nhi đồng là thế hệ tương lai của đất nước, chăm lo giáo dục, rèn luyện về thể chất, trí tuệ cho các em là nhiệm vụ của mỗi gia đình, là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ chính trị về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, ngày 27/5/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 354 phê duyệt chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2020
Theo quyết định có 8 sở ngành là cơ quan tổ chức thực hiện, trong đó có Sở Giáo dục và Đào tạo, có 4 cơ quan phối hợp thực hiện. Bạn đọc có thể nghiên cứu chi tiết nội dung văn bản tại mục văn bản bản website dienbien.edu.vn

Mục tiêu lớn của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em; từng bước giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa các nhóm trẻ em và trẻ em giữa các vùng, miền. Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em. Các mục tiêu, chỉ tiêu rất rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực, riêng lĩnh vực có liên quan đến giáo dục  được cụ thể hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2020 bao gồm:


Hạnh phúc trẻ thơ (ảnh minh họa từ internet)

Giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt so với tổng số trẻ em xuống dưới 6% vào năm 2015 và dưới 5% vào năm 2020. Tăng tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc đạt 80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: Thể thấp còi xuống 29% vào năm 2015 và 24% vào năm 2020; thể nhẹ cân xuống dưới 20% vào năm 2015 và 10% vào năm 2020. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 01 tuổi xuống còn dưới 40% vào năm 2015 và dưới 35% vào năm 2020.

Hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2020. Riêng mục tiêu này ngành giáo dục và đào tạo phấn đấu toàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia năm 2014

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ được chăm sóc giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non đạt 18% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020.

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non đạt 80% vào năm 2015 và 90% vào năm 2020.

Tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi ở cấp Tiểu học đạt 98% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020; cấp Trung học cơ ở đạt 85% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

Tỷ lệ trường học có nguồn nước sạch sử dụng thường xuyên đạt 50% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020. Tỷ lệ trường học có công trình vệ sinh tiêu chuẩn đạt 50% vào năm 2015 và đạt trên 70% vào năm 2020.

Để thực hiện các mục tiêu trên chương trình đã đề ra những giải pháp hữu hiệu, cụ thể, bao gồm:

Một làTăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn diện về nhận thức và hành động của toàn xã hội về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; đặc biệt phổ biến, quán triệt Chỉ thị 20-CT/TW ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012- 2020 đến từng chi bộ, từng Đảng viên, làm hạt nhân cho việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình, đặc biệt là các gia đình nghèo, gia đình có con em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.


Hai làTuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, thực hiện các quyền trẻ em, trách nhiệm của các cấp, các ngành, toàn xã hội. Ưu tiên tốt nhất cho việc thực hiện các mục tiêu và quyền cơ bản của trẻ em, nhất là trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của địa phương; đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện các quyền của trẻ em. Chăm sóc trẻ em là một bộ phận không thể thiếu được trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của các ngành, các cấp và trong từng gia đình.

Ba là: Triển khai các cuộc vận động và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường, lớp đạt chuẩn. Tăng cường chất lượng và hiệu quả giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Động viên toàn xã hội tham gia các hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật, trẻ em mồ côi, lang thang, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị ngược đãi bạo hành, bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em thất học, bỏ học giữa chừng, trẻ em phải làm việc xa nhà và làm việc nặng nhọc trong điều kiện độc hại nguy hiểm, trẻ em vi phạm pháp luật… điều quan trọng là giúp trẻ em được học, giảm trẻ em thất học, bỏ học, lưu ban, tích cực phòng chống tệ nạn xã hội ở trẻ em….

Bốn là: Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khuyến khích các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, gia đình, cộng đồng, người dân và trẻ em tham gia bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em. Cung cấp các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi để trẻ em chủ động tham gia vào các hoạt động thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho trẻ em từ tỉnh đến cơ sở, chú ý vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn để mọi trẻ em đều có cơ hội được hưởng quyền vui chơi, giải trí và phát triển toàn diện.

 Năm là: Huy động nguồn lực từ chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011- 2015, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em với nguồn vốn phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, ưu tiên các huyện, xã khó khăn. Xây dựng làng, bản văn hóa, khu phố văn hóa, gia đình văn hóa, xây dựng các điểm vui chơi cho trẻ em và các dịch vụ xã hội cho bà mẹ và trẻ em. Tăng cường sự hỗ trợ kĩ thuật, nguồn lực của các tổ chức Quốc tế, tổ chức xã hội như: Dự án “Tỉnh bạn hữu trẻ em”, chương trình phát triển vùng “Tầm nhìn thế giới”…... Phối hợp huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả phù hợp với yêu cầu của địa phương, đáp ứng nhu cầu xã hội.

Có thể nói, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước. Chiến lược phát triển con người được bắt đầu từ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hôm nay, “Đầu tư cho trẻ em hôm nay để phát triển bền vững trong tương lai”, kêu gọi sự chung tay, góp sức của xã hội vì sự ấm no của trẻ em. Hy vọng rằng công tác Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tỉnh nhà trong thời gian tới sẽ đạt được những thành quả to lớn hơn./.

Phạm Thị Thu Hà - Tư vấn VNEN, Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập210
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay30,784
  • Tháng hiện tại731,754
  • Tổng lượt truy cập136,184,123
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi