banner

GDTH- Tiểu học Thanh luông huyện Điện Biên nổi bật với “Nhận xét, đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học và tổng hợp ghi học bạ học sinh ” theo Thông tư 30/2014.

Chủ nhật - 01/03/2015 20:39
Dienbien.edu.vn- Năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, Trường Tiểu học Thanh Luông huyện Điện Biên đã nỗ lực cố gắng phấn đấu thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo đúng tinh thần chỉ đạo.
Trường có 20 lớp với 450 học sinh, học sinh dân tộc chiếm 72%. Trường có 31 giáo viên trong đó có đủ các loại hình giáo viên chuyên các môn học. Để thực hiện tốt việc đánh giá thường xuyên, định kì các môn học và tổng hợp ghi học bạ học sinh, nhà trường đã cử 100% cán bộ quản lý và giáo viên tham gia tập huấn nâng cao năng lực đánh giá xếp loại học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/TT-BGDĐT do Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Đồng thời nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh học sinh, tuyên truyền để phụ huynh hiểu cách đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014, phối hợp cùng nhà trường trong việc đánh giá học sinh. Việc áp dụng đánh giá thường xuyên học sinh được thực hiện thông qua hoạt động dạy học trên lớp, qua các bài kiểm tra, vở viết của học sinh.


Ban giám hiệu triển khai Thông tư 30/2014

Nhà trường tiến hành tổ chức nghiên cứu, thảo luận chia sẻ việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014, những điểm mới trong việc đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, cách ghi lời nhận xét … Nhà trường có 17 giáo viên chủ nhiệm dùng sổ viết tay, còn lại tất cả sử dụng sổ điện tử. Việc ghi sổ đánh giá thường xuyên được nhà trường hướng dẫn một cách chi tiết, cụ thể ghi các điểm nổi bật tiến bộ hoặc vấn đề còn hạn chế của môn học, hoạt động giáo dục trong tháng. Trong trường hợp những học sinh còn nhiều nội dung hạn chế, giáo viên cần lựa chọn các môn học hoặc nội dung kiến thức, phẩm chất, năng lực cơ bản, cần thiết nhất để nhận xét, điều chỉnh và hỗ trợ học sinh tiến bộ.

Đối với sổ theo dõi chất lượng giáo dục, phần tổng hợp kết quả đánh giá học sinh cuối kỳ được ban giám hiệu thống nhất chỉ đạo chung đối với giáo viên toàn trường. Về nhận xét phẩm chất và năng lực, cần tập trung một số biểu hiện và hành vi của học sinh; từ ngữ nhận xét phù hợp với mức độ học sinh đạt được, nội dung những điều cần khắc phục: Ghi những việc cần thực hiện và thời gian cần thực hiện; điểm nổi bật ghi thành tích mà học sinh đạt được. Sau khi hoàn thành học bạ, sổ theo dõi chất lượng giáo dục, Ban giám hiệu tiến hành kiểm tra, hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên và rút kinh nghiệm trong việc ghi nhận xét và ghi hồ sơ học sinh; Đồng thời, tổ chức đổi chéo giữa các tổ chuyên môn, giữa giáo viên trong trường kiểm tra toàn bộ hồ sơ đánh giá học sinh trước khi Ban giám hiệu tiến hành ký duyệt hồ sơ theo quy định. Trong học kỳ I vừa qua, giáo viên nhà trường đã thực hiện đánh giá xếp loại học sinh theo Thông tư 30/2014, bước đầu đã có những chuyển biến tích cực về nhận thức đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh. Tất cả giáo viên nhà trường thực hiện đánh giá học sinh theo 3 nội dung và 2 hình thức, đảm bảo được các nguyên tắc đánh giá.

Với việc đánh giá bằng nhận xét kết hợp với điểm số qua kiểm tra định kỳ cuối kỳ I đã thấy được sự tiến bộ của học sinh so với cùng kì năm học trước. Tỷ lệ HS hoàn thành các môn học đạt 99,1%; Tỷ lệ HS được đánh giá đạt về năng lực chiếm 99,3%; Tỷ lệ HS được đánh giá đạt về phẩm chất chiếm 99,6%.


Ban giám hiệu họp với tổ trưởng chuyên môn

Bên cạnh những thuận lợi, quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, giáo viên  phải chọn câu từ, lời lẽ để nhận xét phù hợp với từng môn học, từng học sinh để các em nhận ra những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu cùng với gia đình khắc phục. Nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc đánh giá thường xuyên, định kỳ Ban giám hiệu và giáo viên nhà trường đã tích cực thảo luận, chia sẻ nhân rộng những đánh giá hay những cách làm tốt để giáo viên nhà trường cùng học hỏi, điển hình như cô Nguyễn Phương Thảo lớp 5a1, cô Nguyễn Thị Thịnh lớp 2a1, cô Tạ Thị Chinh lớp 4a4, cô Võ Thị Thắm lớp 3a3, cô Mai Thị Thủy lớp 1a2…       

Trong thời gian tới nhà trường tiếp tục nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường về Quy định đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014. Tổ chức chuyên đề nâng cao năng lực đánh giá học sinh thông qua hoạt động dạy học trên lớp, các hoạt động giáo dục khác. Định kỳ kiểm tra, tư vấn cho giáo viên trong việc hiểu, thực hiện Quy định đánh giá học sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền trong cộng động về quy định đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ đạo, tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ khối, trường tập trung vào đánh giá học sinh theo Thông tư số 30/2014, chú trọng việc khuyến khích, động viên tính tích cực trong học tập giúp các em đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng và năng lực, phẩm chất trong tất cả các hoạt động giáo dục.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập247
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm214
  • Hôm nay22,456
  • Tháng hiện tại794,537
  • Tổng lượt truy cập135,272,830
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi