banner

GDTrH- Chuyên đề truyền thông tháng 3: Dạy học, ôn thi THPT quốc gia 2017 phải bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, khung chương trình quy định

Thứ ba - 28/03/2017 05:22
Dienbien.edu.vn – Để nâng cao giáo dục toàn diện góp phần đạt kết quả thi cao thì công tác dạy học, ôn tập, ôn thi phải bám sát vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, bám sát vào khung chương trình do Bộ GD&ĐT quy định; hướng dẫn học sinh tiếp cận các đề thi minh họa đã được Bộ GD&ĐT công bố, các thao tác làm bài thi trắc nghiệm;
Một số vấn đề cần lưu ý trong kì thi THPT năm 2017

Bài thi, chương trình thi

Bộ GD&ĐT tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân; các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh GDTX).

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, các bài thi khác theo hình thức trắc nghiệm khách quan; hướng tới học sinh học tập toàn diện, khắc phục dần tình trạng học tủ, học lệch.

Nội dung thi: Năm 2017, Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 Chương trình cấp THPT.
 

Kì thi THPT quốc gia 2017 sẽ diễn ra vào ngày 22, 23, 24 tháng 6

 
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập và một bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp (thí sinh GDTX sẽ phải dự thi 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp và được bố trí phòng thi riêng khi dự thi KHXH).

Thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, lấy bài thi điểm cao xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa tăng thêm cơ hội xét tuyển  vào các ĐH, CĐ.

Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT (thí sinh tự do) phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ. Thí sinh tự do đăng kí điểm thi theo nguyện vọng và được xếp phòng thi riêng ở một hoặc một số Điểm thi do Giám đốc sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh quyết định.

Theo Quy chế tuyển sinh, năm 2017, Bộ GD&ĐT quy định ngưỡng (điểm sàn) đảm bảo chất lượng đầu vào như sau:

a. Căn cứ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT xác định điểm sàn phù hợp

b. Các trường ĐH đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi (tổng điểm 3 bài thi/môn thi của tổ hợp dùng để xét tuyển) thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào 1,0 điểm (theo thang điểm 10) và phải học bổ sung kiến thức một học kỳ trước khi vào học chính thức.     c. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.

d. Từ năm 2018 trở đi, mỗi trường tự xác định ngưỡng (điểm sàn) đảm bảo chất lượng đầu vào cho trường mình.

Tổ chức coi thi, chấm thi

Mỗi tỉnh tổ chức một Cụm thi; các Điểm thi được đặt ở các trường hoặc liên trường THPT. Đối với Điện Biên, kỳ thi THPT quốc gia 2017, học sinh cơ bản thi tại trường đang học.
Mỗi phòng thi có hai cán bộ coi thi, gồm: Giáo viên trường phổ thông hoặc trường THCS trên địa bàn tỉnh; giảng viên, chuyên viên các phòng, ban và tương đương của trường ĐH, CĐ phối hợp;

Nội dung đề thi nằm trong chương trình lớp 12, với các câu hỏi ở mức độ cơ bản để đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và có những câu hỏi nhằm phân hóa kết quả thi của thí sinh, đáp ứng mục tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ. Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả thi, mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một đề thi chuẩn hóa riêng;

Tiếp tục sử dụng kết quả học tập trong năm lớp 12 với kết quả các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đây là cụ thể hóa sự kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học.

Kỳ thi được tổ chức trong 2,5 ngày tạo thuận lợi cho thí sinh. Lịch thi cụ thể như sau:
 
Ngày Buổi Bài thi/ Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Thời gian làm bài Giờ phát đề thi cho thí sinh Giờ bắt đầu làm bài
21/6/2017 Sáng 08 giờ 00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi
Chiều 14 giờ 00: Phổ biến Quy chế thi, Lịch thi; Thí sinh đến phòng thi, làm thủ tục dự thi, đính chính sai sót (nếu có)
22/6/2017 Sáng Ngữ văn 120 phút 07 giờ 30 07 giờ 35
Chiều Toán 90 phút 14 giờ 20 14 giờ 30
23/6/2017 Sáng Bài thi KHTN Vật lí 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 40
Hóa học 50 phút 08 giờ 40 08 giờ 50
Sinh học 50 phút 09 giờ 50 10 giờ 00
Chiều Ngoại ngữ 60 phút 14 giờ 20 14 giờ 30
24/6/2017 Sáng Bài thi KHXH Lịch sử 50 phút 07 giờ 30 07 giờ 40
Địa lí 50 phút 08 giờ 40 08 giờ 50
GDCD 50 phút 09 giờ 50 10 giờ 00
Chiều Dự phòng
 
 
Thí sinh cần lưu ý những gì khi đăng ý dự thi?

Việc đăng ký dự thi nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu kỳ thi và được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Do vậy các thí sinh hiểu rõ để đăng kí dự thi kịp thời, chính xác. Việc đăng kí dự thi sẽ do Sở GD&ĐT tổ chức triển khai tại các đơn vị và tại các địa điểm khác do Sở quy định (sẽ có văn bản sau). Học sinh cần chú ý khai báo đầy đủ các thông tin trong Phiếu đăng kí dự thi.

Đặc biệt điểm khác biệt so với năm 2016 là thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển sinh cùng với đăng ký dự thi. Để có thể đăng ký xét tuyển đúng, thí sinh cần tham khảo, nắm bắt đầy đủ thông tin tuyển sinh, số ngành, số trường và các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới (từ 1 đến n).

Khi dự thi môn thành phần đầu tiên của bài tổ hợp, thí sinh cần lưu ý ghi đủ thông tin trên phiếu TLTN, đặc biệt là các thông tin về số báo danh, mã đề thi. Đặc biệt, thí sinh cần lưu ý các môn thi thành phần trong một bài thi tổ hợp phải có cùng một mã đề thi.

Tuy nhiên, những điểm mới trong kỳ thi năm nay, bên cạnh việc tạo thuận lợi cho thí sinh, sẽ tạo ra rất nhiều áp lực lên địa phương. Sở GD&ĐT phải tổ chức một kỳ thi có quy mô lớn hơn, số lượng thí sinh đông hơn. Vì phải tổ chức cho các học sinh đang học lớp 12 thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp, xét tuyển sinh ĐH, CĐ và những thí sinh đã tốt nghiệp THPT lấy kết quả xét tuyển ĐH, CĐ (thí sinh tự do). Ban in sao đề thi phải tổ chức sao in số lượng đề thi lớn hơn; số loại đề thi nhiều hơn, có 5 bài thi và 9 môn thi thành phần. Như vậy tổng cộng có 9 môn thi, trừ môn văn thì mỗi môn có 24 mã đề thi. Nhiều môn trắc nghiệm nên số lượng trang in nhiều hơn. Việc đóng gói, phân chia về điểm thi khó khăn hơn. Rồi bài thi tổ hợp, thí sinh tự do có thể chọn một số môn để dự thi. Do đó, đóng gói đề thi phức tạp, áp lực lên khâu coi thi cũng cao hơn.

Một số kinh nghiệm trong dạy học, ôn tập, ôn thi năm 2017

Công tác quản lý dạy học, ôn tập, ôn thi của giáo viên:

Thực hiện nghiêm việc đánh giá, xếp loại học sinh học kỳ II và cả năm học đúng theo đúng quy định. Tổ chức ôn tập, ôn thi cho học sinh để

 chuẩn bị tốt nhất cho kì thi. Sau khi kết thúc năm học, nhà trường có thể tổ chức ôn thi cho học sinh trên cơ sở khảo sát nhu cầu của học sinh và nguyện vọng của cha mẹ học sinh. Việc tổ chức ôn tập thời điểm này đảm bảo tính tự nguyện của học sinh và tính hiệu quả của nội dung dạy học.

Mặc dù việc tư vấn học sinh trong việc chọn bài thi (bài thi tự chọn xét tốt nghiệp và các môn tham gia xét tuyển vào ĐH, CĐ) phù hợp với năng lực và nguyện vọng của học sinh là một yêu cầu đối với giáo viên, nhưng trong vấn đề này, lưu ý, tuyệt đối không ép buộc học sinh chọn môn thi, bài thi theo ý chủ quan của giáo viên hoặc của người khác.

Giáo viên cần lưu ý cho học sinh những điểm sau:

Do đề thi rút ngắn thời gian và phải thi cùng lúc 3 bài thi nên thí sinh phải luyện tập thật nhiều và nên cố gắng tính giờ cho một bài thi hoàn chỉnh. Khi giải bài, nếu có thể nên tập trung làm ba bài liên tiếp để cho não hình thành thói quen tư duy.

Riêng với kiến thức lý thuyết, khi học nên hệ thống thành sơ đồ tư duy hoặc những kiến thức nào có liên quan thì tập trung thành một chủ đề. Xem kỹ những dòng chữ màu xanh trong sách giáo khoa (những câu này có thể xuất hiện ở dạng câu hỏi nhận định đúng hoặc sai).

 Đối với học sinh khá nên đặt mục tiêu điểm 8 trước; khi nào thấy bản thân có thể đạt được điểm 8 thì hãy nghĩ tới điểm 9, 10 để tránh sa đà vào các câu quá khó mà bỏ qua những câu cơ bản (vì mỗi câu có số điểm đều như nhau từ câu khó nhất đến câu dễ nhất).

Học sinh đừng mất thời gian quá nhiều cho những câu bài tập quá khó. Đôi khi câu lý thuyết dễ nhất mà không nắm rõ thì nó có thể trở thành câu khó nhất trong cả bài thi.

Trước khi thi khoảng một tháng, thí sinh nên dành thời gian giải lại các đề thi minh họa của Bộ GD&ĐT trong các năm gần đây.

Khi làm bài, không nhất thiết phải giải thật nhiều đề mà nên giải đi giải lại các dạng cho thật nhuần nhuyễn, tự bản thân phải cố gắng rút ra kiến thức, tư duy, kỹ năng sau mỗi dạng bài để biến nó thành kinh nghiệm của bản thân.

Không xem nhẹ bất kì kiến thức nào trong một bài học. Bên cạnh đó, đề minh hoạ có rất nhiều câu hỏi lý thuyết (khoảng 25 câu) nên thường dành thời gian để kiểm tra phần lí thuyết và luôn xâu chuỗi lại những kiến thức có liên quan giữa các chương với nhau.

Đề thi chủ yếu trong chương trình 12, nhưng phần bài tập vận dụng cao vẫn có một số kiến thức liên quan đến 10 và 11, bởi vậy giáo viên nên lưu ý với học sinh và cho học sinh làm một số bài tập minh họa.

Đánh giá phân loại đúng năng lực, trình độ học sinh

Giáo viên cần dựa vào ý thức, thái độ tham gia xây dựng bài học, đặc biệt là căn cứ vào kết quả học tập của năm trước, kết quả của các lần kiểm tra 15 phút, một tiết, thi học kì… để phân loại được các nhóm đối tượng học sinh để từ đó xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp với từng nhóm học sinh.

Sau khi có danh sách học sinh đăng kí ôn thi, nếu có thể thì chia học sinh thành hai lớp riêng để ôn tập. Lớp thứ nhất dành cho học sinh đăng kí thi tốt nghiệp THPT quốc gia; lớp thứ hai dành cho các em đăng kí thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học.

Đối với từng lớp, giáo viên xây dựng đề cương ôn tập riêng và đề ra kế hoạch ôn tập phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh như sau:

Đối với học sinh chỉ đăng kí thi tốt nghiệp THPT quốc gia, giáo viên sẽ hệ thống lại kiến thức của từng bài, từng chương, sau đó hướng dẫn các em giải chi tiết từng câu trắc nghiệm trong đề cương (chủ yếu chắt lọc trong sách giáo khoa và sách bài tập) theo các cấp độ nhận thức từ dễ tới khó. Cuối cùng lựa chọn các đề dễ có mức 5 đến 6 điểm để các em ôn luyện.

Đối với các em đăng kí thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, giáo viên hệ thống kiến thức từng chương theo sơ đồ tư duy, sau đó hướng dẫn các em ôn tập theo từng chủ đề, cuối cùng là giải các đề thi thử của các trường có uy tín như: ĐHSP Hà Nội, Khoa học tự nhiên, ĐH Vinh ... ; đề minh họa của Bộ GD&ĐT; đề thi chính thức của Bộ trong những năm gần đây... Lưu ý là vẫn cho các em làm hết những câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập.

Giáo dục ý thức học tập cho học sinh

Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Thường xuyên động viên, khích lệ các em để các em có niềm tin và động lực học tập.

Xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm

Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kiến thức nền (những kiến thức cơ bản, có nắm được những kiến thức này mới giải quyết được những câu hỏi và bài tập) trong tiết dạy cần cung cấp, truyền đạt cho học sinh.

Đối với học sinh yếu kém không nên mở rộng, chỉ dạy phần trọng tâm, cơ bản, làm bài tập nhiều lần và nâng dần mức độ của bài tập sau khi các em đã nhuần nhuyễn các dạng bài tập đó.

Xây dựng môi trường học tập thân thiện

Sự thân thiện của giáo viên, không khí học tập thoải mái cũng góp phần đạt hiệu quả giáo dục rất cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười... giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập.


Một tiết ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia năm 2017

 
Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không dùng lời thiếu tôn trọng đối với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.

Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến./.

Tác giả: Nguyễn Thị Thủy - Phòng GDTrH

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm62
  • Khách viếng thăm305
  • Hôm nay43,754
  • Tháng hiện tại682,660
  • Tổng lượt truy cập137,034,473
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi