banner

KHTC-Quản lý học sinh bán trú trường THPT Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

Thứ hai - 31/10/2016 05:43
Dienbien.edu.vn: Trường THPT Nậm Pồ được thành lập theo Quyết định số 635/QĐ-UBND ngày 22/08/2014 của UBND tỉnh Điện Biên, thuộc huyện nghèo và khó khăn nhất của tỉnh. Năm học 2016-2017 là năm đầu tiên trường tuyển sinh và đi vào hoạt động với quy mô 5 lớp, 211 học sinh (100% học sinh dân tộc thiểu số).
Là trường mới thành lập tại vùng đặc biệt khó khăn nên gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Trường cơ có cơ sở vật chất nên phải học nhờ tại trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Nà Hỳ của huyện Nậm Pồ. Cán bộ, giáo viên đều ở nơi khác chuyển đến; học sinh bán trú chiếm trên 80% tổng số học sinh của trường (173/211 học sinh bán trú).
Một trong những khó khăn thách thức lớn của trường là lo nơi ăn, chốn ở cho gần 200 học sinh bán trú để các em yên tâm học tập. Với quan điểm của nhà trường là không để học sinh thiếu chỗ ở, không để học sinh làm lều, lán tự phát vừa không đảm bảo điều kiện sinh hoạt, thiếu mỹ quan, không đảm bảo an toàn. Nếu để học sinh tự thuê trọ thì giá cả sẽ rất cao, gia đình các em không có khả năng chi trả. Hơn nữa, việc học sinh ở rải rác, tự do sẽ thiếu sự quản lý của gia đình và nhà trường, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, học tập của các em.
Xuất phát từ điều kiện thực tế và quan đểm nêu trên, nhà trường đã huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên liên hệ với các nhà dân có không gian rộng rãi để thuê cho các em ở thành từng khu và tổ chức nấu ăn tập trung cho các em.
 
Khu trọ học của học sinh Nam trường THPT Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

Đối với các trường vùng cao, đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân các em thiếu động cơ học tập nên việc vận động học sinh ra lớp, việc duy trì sĩ số học sinh, để các em dần ổn định điều kiện sinh hoạt, học tập, nhất là giai đoạn đầu năm học là nhiệm vụ rất quan trọng. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này, trường THPT Nậm Pồ đã tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tuyên truyền tới cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương về chủ trương quản lý học sinh trọ học bên ngoài nhà trường nhưng vẫn theo mô hình quản lý học sinh bán trú như trọ học trong trường. Trường tổ chức họp phụ huynh đầu năm để triển khai kế hoạch, chủ trương của trường, bàn bạc thống nhất nội dung cách thức hoạt động; phân tích cho phụ huynh hiểu những mặt xấu, tác hại của việc học sinh trọ học rải rác không có sự quản lý của nhà trường và những lợi ích của việc trọ học tập trung như điều kiện về an ninh, tổ chức đời sống, đi học chuyên cần, chi phí tiết kiệm.

Thứ hai, thành lập Ban Quản lý học sinh bán trú, phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng thành viên như: tiếp nhận, sắp xếp chỗ ở, dọn dẹp vệ sinh; quản lý việc tổ chức nấu ăn cho học sinh; quản lý hoạt động tự quản ngoài giờ lên lớp, lao động tăng gia cải thiện đời sống, công tác an ninh. Việc tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh được thực hiện bài bản, nhà trường đã thông báo tới toàn thể phụ huynh về chủ trương nấu ăn tập trung, đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo khẩu phần ăn cho học sinh, thực đơn các bữa ăn đều được niêm yết công khai theo từng tuần; việc xuất kho, nhập kho gạo, thực phẩm hàng ngày.

Ba là, phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý học sinh. Xã Nà Hỳ huyện Nậm Pồ là xã biên giới nên việc đảm bảo an ninh trật tự luôn được chú trọng. Nhà trường đã phối hợp với Công an xã, Công an huyện, Đồn Biên phòng đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Học sinh trọ học được đăng ký tạm trú tập trung, được tuyên tuyền việc chấp hành các quy định về đi lại, đảm bảo giờ giấc sinh hoạt phù hợp đặc thù địa bàn xã biên giới.
 
Tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh trường THPT Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

Thứ tư, chỉ đạo Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh bán trú. Chú trọng các hoạt động sinh hoạt tập thể nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, giúp các em hòa nhập nhà với môi trường sinh hoạt, học tập mới.
 
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết
cho học sinh  trường THPT Nậm Pồ tỉnh Điện Biên

Thứ năm, Tổ chức dạy học sát đối tượng học sinh. Thông qua các đợt khảo sát để phân loại đối tượng học sinh. Chú trọng bổ sung kiến thức cho học sinh yếu, kém, thiếu hụt kiến thức căn bản thông qua các tiết bám sát, các tiết phụ đạo.
Đối với các trường có học sinh bán trú nhưng nhà nước chưa đầu tư khu nội trú như trường THPT Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, hình thức quản lý học sinh bán trú như trên là phù hợp góp phần quan trọng vào việc duy trì sĩ số học sinh, giảm tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần, nâng cao chất lượng dạy và học./.

Nguồn tin: Phòng GDTXCN&NCKH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập205
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay36,913
  • Tháng hiện tại816,678
  • Tổng lượt truy cập135,294,971
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi