banner

Thanh tra Sở: Đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng chuyển nội dung từ thanh tra hoạt động chuyên môn sang thanh tra công tác quản lý

Thứ ba - 14/03/2017 04:23
Cán bộ quản lý, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra của Sở Giáo dục và Đào tạo nhận thức đúng đắn về đổi mới công tác thanh tra theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. Nội dung thanh tra chuyên ngành, tập trung vào công tác quản lý, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị. Việc đổi mới cách thức và tổ chức, hoạt động thanh tra được thực hiện khẩn trương, hiệu quả, rút ngắn thời gian thanh tra.
Trước đây, một thanh tra viên phải dự ít nhất hai giờ dạy của giáo viên để đánh giá và kiểm tra các hồ sơ, giáo án tốn nhiều thời gian nhưng chỉ tác động được một người. Trong khi đó, thanh tra theo hướng đổi mới đã tác động vào toàn bộ hệ thống quản lý, nhất là người đứng đầu cơ sở giáo dục để có điều chỉnh kịp thời. Hoạt động thanh tra trên địa bàn cần có trọng tâm, trọng điểm, nhất là ở những “điểm nóng” đồng thời, tăng cường công tác phối hợp giữa Thanh tra Bộ với Thanh tra sở, giữa Thanh tra sở với Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo trong hoạt động thanh tra và giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
 

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác thi tại Học viện Kỹ thuật quân sự.  Ảnh: VĂN CHUNG

 
Nội dung đánh giá việc thực hiện công tác thanh tra theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục của các Sở Giáo dục và Đào tạo từ năm học 2013-2014 đến nay, tập trung một số nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch công tác thanh tra, hướng dẫn công tác kiểm tra. Tổ chức hoạt động thanh tra: Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; Xây dựng lực lượng Thanh tra Sở và cộng tác viên thanh tra của sở; các điều kiện đảm bảo cho hoạt động thanh tra. Công tác phối hợp giữa Thanh tra sở với Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và Phòng Giáo dục và Đào tạo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.

Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo sở Giáo dục và Đào tạo triển khai, thực hiện đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng chuyển nội dung từ thanh tra hoạt động chuyên môn sang thanh tra công tác quản lý, chuyên nghiệp hóa hoạt động thanh tra, cụ thể như sau: Thực hiện thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đúng quy định của Luật Thanh tra. Chú trọng thanh tra gắn với chức năng quản lý nhà nước của sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo không tổ chức thanh tra độc lập mà thực hiện công tác kiểm tra và tham gia các đoàn thanh tra. Phối hợp Thanh tra sở, với Thanh tra huyện; phối hợp các hoạt động thanh tra với kiểm tra; tăng cường công tác thanh tra nội bộ, kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục.

Đối với đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục Sở Giáo dục và Đào tạo tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cộng tác thanh tra giáo dục, đáp ứng được yêu cầu về năng lực và nghiệp vụ cho đội ngũ cộng tác viên thanh tra trong việc đổi mới hoạt động thanh tra, nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra.

Lãnh đạo Thanh tra tỉnh, lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Thanh tra sở, cán bộ, công chức Thanh tra sở nhận thức sâu sắc về Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra giáo dục; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 04/12/2013 hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục. có những chuyển biến tích cực trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, đặc biệt là công tác phối hợp và thực hiện quy trình tiến hành cuộc thanh tra; nâng cao nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành các cơ sở giáo dục đại học do địa phương quản lý theo phân cấp, thông qua công tác Thanh tra, kiểm tra góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác quản lý về giáo dục và đào tạo./.

Tác giả: Võ Hồng Kỳ

Nguồn tin: Trường THPT Nà Tấu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập107
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay30,784
  • Tháng hiện tại729,007
  • Tổng lượt truy cập136,181,376
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi