banner

Thanh tra Sở: Lời tâm sự

Thứ năm - 17/11/2016 22:58
Ngày nay, mỗi gia đình chỉ có một đến hai con, nên bố mẹ dồn hết mọi sự quan tâm và lòng yêu thương cho trẻ. Chính vì thế, có không ít bậc phụ huynh tuy đi làm cả ngày vất vả, nhưng về nhà lại lao vào dọn dẹp mà không muốn để con cái động chân động tay vào bất cứ việc gì, chỉ nghĩ là con mình học tốt là được.
Đó là một quan niệm và hành động sai lầm, bởi đồng thời với việc coi trọng phát triển trí lực của trẻ, các bậc cha mẹ cần phải chú ý đến việc bồi dưỡng thói quen yêu lao động cho trẻ ngay khi còn nhỏ, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Đây là việc làm hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục nhân cách toàn diện cho trẻ.


Học sinh lao động tại trường học(ảnh minh họa)
 
Trường hợp của gia đình chị Nguyễn Hoàng Anh (Dĩ An, Nam Định) là một ví dụ điển hình. Hoàng Tú An - con chị Nguyễn Hoàng Anh - đã 14 tuổi, nhưng đi đâu xa nhà quá một ngày là chị chẳng yên tâm vì cậu con trai không biết xoay xở để nấu một bữa cơm. Không phải là chiều con, nhưng ngay từ khi Tú An bước vào trường học, vợ chồng chị Nguyễn Hoàng Anh đã quán triệt “Con chỉ tập trung vào việc học tập sao cho đạt kết quả thật tốt, còn những việc nhỏ nhặt khác trong nhà để bố mẹ làm”. Khi được bà nội nhắc nhở làm như thế là tạo cho con tâm lý dựa dẫm, ỷ lại không tốt cho sau này, mà các con phải dạy kỹ năng sống cho cháu chứ. Nhưng chị Nguyễn Hoàng Anh phản ứng: “Bày cho cháu làm việc nhà thì nó bận học, không tập trung, làm mất thời gian ít ỏi của cháu. Còn giao cho cháu làm thì có khi phải làm lại vất vả hơn…”. Với quan niệm và cách ứng xử của mẹ như thế, nên mỗi khi đến bữa ăn, Tú An chỉ việc ngồi chờ mẹ hoặc bố thay phiên nhau  bưng bê đến tận nơi, ăn xong lại để chén đũa đấy cho mẹ dọn dẹp. Tất cả mọi việc nhỏ nhặt dù rất phù hợp với lứa tuổi của mình như quét dọn nhà, tưới cây… cậu đều không động tay đến.

Thấy tình thế khổng ổn, chị Nguyễn Hoàng Anh đã trao đổi thêm với chuyên gia tâm lý để tìm cách tốt nhất dạy con yêu thích và tự giác tham gia những công việc phù hợp với lứa tuổi của mình.

Khi mới bắt đầu dạy con thói quen này, bố mẹ cần rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để hướng dẫn, động viên, khích lệ kịp thời. Khi biết yêu lao động, trẻ sẽ biết trân trọng công sức của bố mẹ, biết chia sẻ những công việc vừa tầm với mình. Phụ huynh không nên khoán trắng cho con một mình xoay xở với công việc. Dù việc đơn giản thế nào bố mẹ cũng nên chia sẻ với con.

 Thời gian bố mẹ dành để gần gũi và dạy dỗ con cách thực hiện nhiệm vụ là rất quan trọng. Phụ huynh đừng bao giờ nói với trẻ rằng “con không làm được điều gì cả”. Trẻ luôn khao khát được khẳng định và muốn được khen ngợi mỗi khi hoàn thành nhiệm vụ. Do đó bố mẹ nên cho trẻ cơ hội được rèn luyện, loại bỏ bóng đen tự ti trong đầu con.

 Hãy giao cho trẻ những công việc nhà cụ thể, vừa sức. Đặt ra mục tiêu và yêu cầu trẻ phải hoàn thành một cách tốt nhất. Kiên nhẫn cho con nhiều thời gian để con hoàn thành công việc hay chia nhỏ nhiệm vụ rồi định hướng để con cố gắng tự làm. Khuyến khích và khen ngợi những cố gắng của con. Đừng phủ nhận công sức của trẻ bằng việc làm lại những công việc trẻ đã hoàn thành. Chẳng hạn như động viên con tự vệ sinh, dọn dẹp phòng riêng. Bố mẹ bắt đầu bằng việc quy định giờ dọn phòng, cụ thể là trước giờ đi ngủ hay trước khi đi tắm… tùy điều kiện giờ học của trẻ và giờ giấc sinh hoạt của gia đình. Nếu có hai đứa con trở lên, bố mẹ có thể tổ chức cho các em thi đua với nhau và có những phần thưởng xứng đáng cho ai thắng cuộc.

Điều quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ nên lưu ý, đó là: Cùng với việc nâng cao nhận thức cho trẻ về cách thức thực hiện và ý nghĩa của lao động, bố mẹ cần giúp con cảm nhận được niềm vui lao động.

Nếu có điều kiện hãy cho con được trải nghiệm cùng những nông dân trồng rau, cấy lúa... Dù là trai hay gái, bố mẹ cũng cho con cùng làm nội trợ để con cảm nhận được sự vất vả và niềm vui khi làm việc. Bởi vì chỉ trong quá trình thực hành, ý thức lao động mới được xây dựng, thói quen lao động cũng từ đó mới được hình thành và củng cố.

Bố mẹ thường ngày không được làm thay hay làm hết việc nhà cho trẻ. Khi trẻ làm tốt thì phải ghi nhận nhưng không được khen quá mức. Phải luôn dạy bảo, hướng dẫn trẻ; kiên trì giáo dục mặt đúng, mặt tích cực của lao động. Đây chính là cách giáo dục nhân cách trẻ rất có hiệu quả.

Nguồn tin: Trường THPT Nà Tấu

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập269
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm260
  • Hôm nay20,598
  • Tháng hiện tại234,938
  • Tổng lượt truy cập136,586,751
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi