banner

Văn phòng sở - Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2013 – 2014, triển khai nhiệm vụ năm học 2014 – 2015 đối với giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp

Thứ tư - 30/07/2014 21:09
Ngày 29 tháng 7 năm 2014 tại Thủ đô Hà Nội Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2013 – 2014, triển khai nhiệm vụ năm học 2014 – 2015, đến dự và Chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tưởng Chinh phủ Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm vũ Luận; Dự Hội nghị còn có các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, Ban ngành của Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố, các đồng chí là Lãnh đạo các Cục, Vụ các đơn vị trực thuộc Bộ GD & ĐT, các đồng chí Giám đốc Sở, chủ tịch công đoàn, Chánh Văn phòng của 63 tỉnh thành phố; Hiệu trưởng các trường Đại học sư phạm;
Hội nghị đã được nghe báo cáo tổng kết năm học 2013 – 2014, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2014 – 2015 do thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trình bày; và nhiều ý kiến tham luận chủ yếu bàn về giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2014 – 2015 năm đầu tiên thực hiện nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trưng ương Đảng về đổi mới, căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Hội nghị được nghe ý kiến phát biểu Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam:

 - Mở đầu bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm học hôm nay (29/7), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá: Tôi đồng tình với báo cáo của Bộ GD&ĐT. Đặc biệt, đánh giá cao Bộ rất thẳng thắn khi trong mỗi mục đều chỉ ra những điều mình chưa làm được như mong muốn của chính Ngành mình cũng như của xã hội.


Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam phát biểu Chỉ đạo Hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014

Theo Phó Thủ tướng, việc thẳng thắn chỉ rõ nhũng hạn chế như vậy để năm sau, những vấn đề đã nêu sẽ “biến” ra khỏi báo cáo một cách thực chất, hoặc nếu không thì mức độ cũng phải bớt đi. Đấy chính là yêu cầu của Nghị quyết 29, cũng là yêu cầu của việc làm tổng kết.

Đổi mới phương pháp dạy học là rất căn bản

Tới đây cần tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các trường học, cả ở miền núi, đừng tự ti là mình không làm được.   

"Năm học vừa qua, rất mừng là tại các trường dù chưa có chương trình mới, chưa có SGK mới nhưng đã đổi mới phương thức dạy học bằng các phong trào trước đây đã có, hoặc bằng công nghệ mới đưa vào và đã đạt được kết quả bước đầu tốt. Tôi cho rằng, đổi mới phương pháp dạy học là rất căn bản" - Phó Thủ tướng nhận định.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá việc Bộ GD&ĐT hợp tác với các tập đoàn cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin để đưa xây dựng nền tảng chung về giáo dục là bước đi rất cần thiết và quan trọng. Điều này không chỉ phục vụ cho GD từ xa mà còn gắn sát với đổi mới chương trình, SGK.

Không có ngoại ngữ giống như ra trận không có súng

Phó Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh quan điểm của Bộ GD&ĐT: Ngoại ngữ thi như quốc tế.  

Ông nhắn nhủ: Thi ngoại ngữ bắt buộc là thông điệp cho toàn xã hội, rằng từ nay, ngoại ngữ quan trọng không kém Toán, Văn. Có người ví von bây giờ không có ngoại ngữ giống như ra trận không có súng. Không được quên bây giờ Việt Nam thực sự là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Chúng ta đào tạo con em tới đây phải là công dân toàn cầu.

Theo Phó Thủ tướng, định hướng cho con em học, bắt thi không có nghĩa là bắt ngay lập tức các cháu ở miền núi cũng phải thông thạo như ở TPHCM. Sẽ có lộ trình, sẽ có các bước đi phù hợp với từng vùng miền, để tiến tới thế hệ trẻ Việt Nam thông thạo ngoại ngữ, dù ở bất cứ khu vực nào.

Đổi mới thi cử - Khâu đột phá kích thích các khâu khác cùng theo

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn đưa ra những quan điểm về đổi mới thi cử. Theo ông, phải tính thi là một khâu đột phá nhưng tự nó không thể tách rời việc thiết kế lại chương trình, SGK trên cơ sở xem xét làm rõ một số điều trong hệ thống. Đây là một khâu đột phá kích thích các khâu khác cùng đi theo, trên tinh thần căn bản và toàn diện.

Khẳng định nói đến thi phải nói đến tính dài hạn, phải lật đi lật lại vấn đề tính đến những cái được, cái mất của thi và không thi, mới thấy chưa thể bỏ thi tốt nghiệp được.

Phó Thủ tướng nhận định: Nếu giáo dục đại học Việt Nam tốt như ở các nước, thì cũng không cần đặt vấn đề thi ĐH. 

Tuy nhiên, hiện khâu kiểm định chất lượng ở bậc ĐH và giáo dục nghề chưa tốt, nên phải siết đầu vào. Cùng với việc siết thi, cũng cần đổi mới những phần việc khác trong tổng thể chung

Đánh giá Bộ GD&ĐT đã rất hợp xu thế khi cho các trường ĐH, CĐ có đề án tuyển sinh riêng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo cần tiếp tục làm việc này. 

Theo ông, nếu làm kỳ thi tốt như phương án Bộ GD&ĐT đưa ra, các trường sẽ không thi riêng. Tuy nhiên, nếu không lấy được niềm tin từ các trường, những kỳ thi riêng vẫn sẽ được tổ chức. Vì vậy, cần tính phương án để đáp ứng cả hai mục tiêu này.

Quan trọng nhất là kỳ thi nghiêm túc, trách nhiệm, trung thực

Ta không sợ tốn kém nếu thi là cần thiết. Ngay chuyện bỏ thi cũng cần tính toán, phân tích thật kỹ cái được cái mất, đưa ra quyết định sau khi thuyết phục xã hội và tính toán kỹ càng. Nếu có khó khăn cho ngành GD,  nhưng có lợi cho xã hội thì nên làm. Ta đặt lợi ích của xã hội, của các cháu, của phụ huynh lên hàng đầu”

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ GD&ĐT đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao khi công bố dự thảo phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia trước khai giảng năm học mới – đúng theo chỉ đạo của Chính phủ từ năm 2013, đồng thời tạo sự ổn định trong dạy - học tại các nhà trường.

Về các phương án thi Bộ GD&ĐT công bố trong Dự thảo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định: “Điều quan trọng không phải là thi môn nào, mà là cần có quyết tâm đổi mới, để dù là kỳ thi gì cũng thực hiện một cách quyết tâm, trách nhiệm, trung thực”.

Nhắc đến vai trò của các trường ĐH trong việc quyết định phương án thi, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng các trường ĐH cần nói mình cần gì ở kỳ thi này, đánh giá như thế nào để bớt thi riêng, bớt tốn kém.

Phó Thủ tướng đề nghị các phương án này, hay thậm chí còn phương án nữa nên cùng bàn bạc, lấy ý kiến, có phân tích, không nói theo cảm tính. Vì giáo dục khác các ngành khác, không chỉ đơn giản nói đúng hoặc sai. Có nhiều vấn đề cùng đúng nhưng hướng đi khác nhau. Đây là vấn đề cần phân tích ngược xuôi, có tranh luận, cầu thị nhưng chỉ nên làm khi đã chắc, chắc đầu tiên ngay trong Bộ GD&ĐT.

“Với các phương án này, hoàn toàn không có việc tổng điểm bao nhiêu, trượt bao nhiêu, Bộ GD&ĐT đã cung cấp cho xã hội một số đo trình độ kiến thức chung của các cháu, công khai cả nước cùng biết, trên cơ sở đó các trường lựa vào danh sách sơ tuyển, tạo nhiều cơ hội cho học sinh, nhất là học sinh nghèo. Đây là một điểm rất tốt ta cần bàn” – Phó Thủ tướng phát biểu.

Đổi mới giáo dục để tính đếm cho quỹ đạo kinh tế Việt Nam

Phó Thủ tướng cho biết: Chính phủ Việt Nam đồng ý cùng với Ngân hàng Thế giới nghiên cứu để có một báo cáo về tương lai của Việt Nam trong khoảng 20 – 25 năm tới đây.

Qua nhiều năm nghiên cứu, Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế đã chỉ rất rõ: 21 năm qua, Việt Nam tăng trưởng trung bình 5,7%/năm, đứng thứ hạng cao trên thế giới. 

Nhưng nếu để đi theo quỹ đạo về mặt kinh tế của các"con rồng, con hổ" mới như Hàn Quốc, Đài Loan thì trong vòng 20 năm tới Việt Nam phải tăng trưởng 9% /năm, nếu chỉ tăng trưởng 5 - 6 hay 7% thì ta đi theo quỹ đạo của Indonesia, Philippines, còn 8% thì theo quỹ đạo của Thái Lan.

Phó Thủ tướng khẳng định: Tăng trưởng kinh tế, nhân lực có tính quyết định. Tuy nhiên, hiện tại, nhân lực cao của Việt Nam chưa nhiều.

GD phổ thông là nguồn chuẩn bị cho đầu vào GD ĐH, CĐ và nghề. Thực tế, nhìn vào GD phổ thông thời gian vừa qua, đánh giá của quốc tế và qua các kỳ thi gần đây: thi Olympic, PISA… đều thấy các học sinh Việt Nam không thua kém các nước. Về cơ bản, khối lượng kiến thức các em thể hiện người Việt Nam rất thông minh, cần cù và thực sự có năng lực.

Phó Thủ tướng chỉ rõ: Nhìn chung trong thực tế, “đầu ra” của phổ thông chưa đạt. Hội nghị tổng kết năm học là dịp để tìm ra cách khắc phục, tháo gỡ. Quá trình xây dựng Nghị quyết 29 cũng như trong báo cáo cũng đã nói rất rõ điều này.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh đến vấn đề dạy làm người. Theo ông, có những việc cần đợi như đổi mới chương trình, đổi mới SGK, nhưng có những việc có thể làm ngay, như tạo lập kỷ cương, môi trường trong sạch ở các trường bậc phổ thông. 

Điều này đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo, đổi mới tư duy của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên, của các nhà quản lý.

Xây dựng cơ sở vật chất, sáp nhập các trung tâm trên quan điểm XHH mạnh mẽ

Tại hội nghị, một số đại biểu đưa ý kiến về việc sáp nhập các Trung tâm dạy nghề và Trung tâm GDTX. Đây là vấn đề đã được Chính phủ bàn và đã có chỉ đạo chung. 

Vị lãnh đạo Chính phủ đề nghị cần tính lại ở mọi khâu theo đúng với nghị quyết đổi mới căn bản, không giật cục mà theo lộ trình. Đặc biệt, cần hoạch định việc xây dựng cơ sở vật chất và sáp nhập trung tâm trên quan điểm XHH mạnh mẽ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Trong năm tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ bàn và trình đề án về đổi mới cơ chế các đơn vị sự nghiệp trong ngành Giáo dục. Đây là một thách thức rất lớn cần sự chia sẻ, ủng hộ từ các đồng chí lãnh đạo các tỉnh, các Giám đốc Sở GD&ĐT.

Nguồn tin: Sở Giáo dục và Đào tạo

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập154
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm136
  • Hôm nay28,451
  • Tháng hiện tại302,359
  • Tổng lượt truy cập136,654,172
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi