banner

Điện Biên đưa đề án “Mỗi xã một sản phẩm” trở thành chương trình kinh tế trọng tâm của tỉnh

Thứ bảy - 27/02/2021 03:31
Dienbien.edu.vn: Ngày 24/2/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 211/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” tỉnh db giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Đề án xác định mục tiêu đến năm 2025, củng cố và phát triển hệ thống tổ chức, cán bộ thực hiện Đề án theo hướng chuyên trách ở tất cả các cấp; nâng cao chất lượng các sản phẩm đã đạt “sao” và phát triển mới các sản phẩm OCOP; phát triển và nâng cao chất lượng các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP tỉnh; hình thành hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm OCOP tỉnh theo định hướng ứng dụng công nghệ; hoàn thành đào tạo, tập huấn cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý trong hệ thống OCOP và lãnh đạo các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP; hình thành và triển khai các sản phẩm chủ lực theo hướng liên kết trong sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; phát triển du lịch cộng đồng gắn với chuỗi sản phẩm OCOP.
Giai đoạn 2026-2030, nâng cao chất lượng các sản phẩm đã được công nhận; tập trung phát triển sản phẩm mới, giám sát và tôn vinh các tổ chức OCOP, ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý và điều hành Chương trình.

Cơ giới hóa trong thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ
Đề án đưa ra 08 nhóm giải pháp chung gồm: Giải pháp về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; giải phá về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực; giải pháp về tuyên truyền, vận động và tư vấn; giải pháp về nguồn lực và cơ chế chính sách; giải pháp về đất đai, tài nguyên và môi trường; giải pháp về khoa học công nghệ và CNTT.
Các giải pháp cụ thể tương ứng theo 6 nhóm sản phẩm thuộc Chương trình OCOP gồm:
- Giải pháp với sản phẩm nhóm I: Hỗ trợ các chủ thể xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc và đầu tư công nghệ chế biến sâu các sản phẩm hiện có;
- Giải pháp với sản phẩm nhóm II: Nâng cấp các cơ sở sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc;
- Giải pháp với sản phẩm nhóm III: Quy hoạch vùng nguyên liệu, chế biến sâu và truy xuất nguồn gốc;
- Giải pháp với sản phẩm nhóm IV: Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển các làng nghề của đồng bào các DTTS nhằm bảo tồn công nghệ và phát triển sản phẩm truyền thống;
- Giải pháp với sản phẩm nhóm V: Đa dạng hóa sản phẩm và gắn việc tiêu thụ sản phẩm với phát triển du lịch;
- Giải pháp với sản phẩm nhóm VI: Xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm du lịch.
Tổng nguồn vốn dự kiến thực hiện Đề án khoảng 200 tỷ đồng trong đó vốn NSNN dự kiến khoảng 140 tỷ đồng và vốn huy động từ chủ thể, doanh nghiệp và người dân khoảng 60 tỷ đồng.
UBND tỉnh giao Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chính triển khai thực hiện Chương trình, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan điều phối và tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án./.

Tác giả: Đặng Việt Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập116
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay27,553
  • Tháng hiện tại355,741
  • Tổng lượt truy cập136,707,554
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi