banner

Đổi mới phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Thái ở trường TH&THCS xã Sam Mứn huyện Điện Biên

Thứ năm - 25/03/2021 04:48
Dienbien.edu.vn - Trường TH&THCS xã Sam Mứn huyện Điện Biên tham gia dạy học tiếng Thái ngay từ những giai đoạn đầu, cụ thể giai đoạn 2011- 2015 có 18 lớp 282 học sinh; giai đoạn 2016-2020 có 22 lớp 471 học sinh tham gia học tiếng Thái.
Trong những năm qua, nhà trường luôn xác định đổi mới phương pháp dạy học là khâu then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong đó có dạy học tiếng Thái. Qua việc tham gia tập huấn, tổ chức sinh hoạt chuyên đề theo tổ khối, giáo viên nhà trường đã không ngừng đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Học sinh trình diễn trang phục dân tộc Thái trường TH&THCS xã Sam Mứn

Căn cứ Chương trình học tiếng Thái quy định tại Thông tư số 46/2014/TT-BGDĐT ngày 23/12/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình tiếng Thái cấp tiểu học; Quyết định số 1025 ngày 11/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên về việc Ban hành bộ tài liệu dạy học tiếng Thái cho học sinh Tiểu học giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 phê chuẩn Bộ chữ Thái sử dụng trong công tác dạy chữ dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên; Kế hoạch số 108/KH- UBND ngày 14/01/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020, nhà trường thực hiện dạy học tiếng Thái 2 tiết/tuần.
Để thực hiện tốt Đề án nhà trường đã cử 01 giáo viên là người dân tộc Thái tham gia học lớp tiếng Thái do trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Điện Biên tổ chức. Trên tinh thần được tiếp thu tập huấn Phương pháp dạy học hàng năm, cách đánh giá học sinh, hiểu nội dung chương trình dạy học, chỉ đạo giáo viên tích cực nghiên cứu, tự bồi dưỡng thêm kiến thức để nâng cao tay nghề; giáo viên nhà trường đã tích cực vận dụng đổi mới các phương pháp dạy học góp phần nâng cao chất lượng học Tiếng Thái trong trường nhà trường, cụ thể:
Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các thành tố tích cực của Mô hình trường học mới trong dạy học tiếng Thái đã mang lại cho học sinh sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp nhất là học sinh người dân tộc nói chung và dân tộc Thái nói riêng, các em đã tự tin trao đổi, chia sẻ thảo luận nhất là thảo luận về ngôn ngữ Thái thì lại càng hào hứng, cởi mở tham gia tích cực. Học sinh dân tộc Thái có ý thức học tập tốt, tự giác học tập, nghiên cứu tìm tòi và sáng tạo, tích cực trao đổi chia sẻ, thảo luận nhằm khai thác nội dung bài học cũng như tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Thái.
Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ từ công tác sinh hoạt chuyên môn tiếng dân tộc Thái. Từ nhóm sinh hoạt chuyên môn dạy tiếng dân tộc Thái giáo viên tích cực trao đổi, thảo luận, chia sẻ phân tích những ưu điểm, hạn chế trong dạy học tiếng nói, chữ viết, văn hóa dân tộc Thái để đổi mới phương pháp cách tiếp cận bài học, sao cho học sinh cảm thấy được gẫn gũi, thân quen và có động lực để học sinh học tiếng dân tộc của chính mình. Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, người định hướng, người hướng dẫn các em học tập tiếp thu kiến thức bài học.
Dạy học thực nghiệm tiếng Thái lớp 1 tại trường TH&THCS xã Sam Mứn
Chỉ đạo giáo viên tăng cường dạy thực hành giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, đóng vai, phân tích ngôn ngữ, so sánh ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, thảo luận, trò chơi học tập,...; tổ chức học sinh học theo các hình thức hoạt động cá nhân, theo cặp, theo nhóm để phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
Tích cực sưu tầm đồ dùng, hình ảnh minh họa, tìm hiểu các tư liệu về bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái đồng thời mời những người có hiểu biết về  văn hóa tiếng nói, chữ viết tham gia tuyên truyền để học sinh có tinh thần và trách nhiệm trong việc bảo tồn văn hóa, tiếng nói chữ viết và bản sắc dân tộc Thái.
Tổ chức dạy học gắn với các hoạt động trải nghiệm thực tế như thăm quan các nhà văn hóa, gặp gỡ các nghệ nhân, già làng trong thôn bản để các em được trực tiếp lắng nghe, trao đổi và cảm nhận. Tổ chức cho các em sưu tầm các câu ca dao, dân ca của dân tộc, tìm hiểu và học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc, trò chơi dân tộc; tìm hiểu về văn hóa ẩm thực của dân tộc; tết dân tộc, thi trình diễn trang phục dân tộc... Qua đó, giáo dục các em tình cảm, đạo đức, niềm tự hào về các giá trị truyền thống của dân tộc, khơi dậy tình yêu quê hương đất nước cho các em. Qua đó góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc Thái.
 Đồng chí Bùi Xuân Thành- Chuyên viên chính vụ GDDT, Bộ GDĐT thăm làm việc tại nhà trường
Từ những việc làm đổi mới tích cực trên nhà trường nhận thấy học sinh dân tộc Thái ở huyện Điện Biên nói chung và trường TH&THCS xã Sam Mứn nói riêng giai đoạn 2011-2020 có nhận thức tương đối tốt, biết vận dụng phụ âm (Tổ) Nguyên âm (May), vần, mai nưng (&) mai xong (*) và 6 âm vực vào bài học, được rèn luyện theo 4 kĩ năng cơ bản (Nghe, nói, đọc, viết) ở các tập 1,2,3, các em có hiểu biết sâu sắc về xã hội, tự nhiên, con người, về phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc Thái, 100% học sinh dân tộc Thái yêu thích môn học và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của học sinh.
Việc triển khai thực hiện Đề án dạy học tiếng Thái đem lại lợi ích trong việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc Thái; nâng cao nhận thức của người dân, cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị tại địa phương về vai trò và ý nghĩa của việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ các dân tộc Thái.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập165
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm140
  • Hôm nay35,240
  • Tháng hiện tại309,148
  • Tổng lượt truy cập136,660,961
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi