banner

Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học tại trường Mầm non Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ

Thứ sáu - 20/05/2022 04:28
Dienbien.edu.vn Thực hiện Kế hoạch số 37/KH-MNTTr ngày 02/12/2019 của trường Mầm non Thanh Trường ban hành kế hoạch sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học giai đoạn 2019-2022.
Năm học 2021-2022, nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo nghiên của bài học trong gia đoạn 2 - “nâng cao” là cùng nhau suy ngẫm phân tích nguyên nhân, tìm các biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng bài học trên nền tảng giáo viên đã thực hiện tốt sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học trong giai đoạn 1 - “xây nền” (hình thành kỹ năng dự giờ, suy ngẫm, chia sẻ để nhận ra vấn đề thực tế).
Ngay từ đầu năm học, việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn được lãnh đạo nhà trường xác định là một trong những nhiệm vụ chuyên môn cơ bản, trọng tâm; chỉ đạo các tổ chuyên môn căn cứ vào điều kiện thực tế của tổ để lựa chọn các hình thức sinh hoạt chuyên môn phù hợp, đạt hiệu quả. Theo đó, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện sinh hoạt chuyên môn bám sát điều kiện thực tiễn về trình độ, năng lực của đội ngũ giáo viên, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trong tổ và các điều kiện khác đảm bảo chất lượng, hiệu quả cho từng buổi sinh hoạt chuyên môn.
Mỗi đợt sinh hoạt chuyên môn, các tổ thực hiện đúng chu trình sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học gồm 4 bước:
Bước 1: Chuẩn bị/thiết kế bài học. Ở bước này các tổ có sự phân công, phối hợp chuẩn bị kế hoạch bài dạy, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi... đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho buổi sinh hoạt chuyên môn. Các tổ phát huy vai trò của giáo viên cốt cán trong việc nghiên cứu nội dung và cùng với giáo viên xây dựng bài dạy minh hoạ.
Bước 2: Dạy và dự giờ, quan sát việc học của trẻ.
Với bước này, các tổ tiếp tục chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng quan sát, ghi chép, phát hiện các tình huống giáo dục… diễn ra trong giờ học của trẻ.
Bước 3: Suy ngẫm/chia sẻ.
Phát huy kết quả đạt được về tham gia thảo luận trong giai đoạn 1 - “xây nền”, người điều hành khuyến khích giáo viên tham gia tích cực, sôi nổi. Đặc biệt là đề xuất được nhiều phương pháp, hình thức để giải quyết các tình huống giáo dục trẻ, cùng giải quyết những khó khăn khi xây dựng và thực hiện các bài học.
Bước 4: Áp dụng/thiết kế lại.
Trên cơ sở các nội dung trao đổi, chia sẻ và đã được thống nhất trong buổi sinh hoạt chuyên môn, giáo viên các nhóm, lớp rút kinh nghiệm và áp dụng linh hoạt, sáng tạo vào quá trình thực hiện bài dạy tại nhóm, lớp mình phụ trách.
Nhà trường chỉ đạo các tổ thu xếp thời gian hợp lí để tổ chức sinh hoạt chuyên môn tập trung trực tiếp, đẩy mạnh hình thức tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và trao đổi qua ứng dụng các phần mềm trực tuyến (zoom, microsoft team…) hoặc các trang mạng xã hội (zalo, facebook…). Đồng thời chỉ đạo các tổ sắp xếp hình thức sinh hoạt chuyên môn đan xen nhau trong kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của cả năm học để tạo hứng thú cho giáo viên cũng như mang lại hiệu quả cao trong sinh hoạt chuyên môn.
Lãnh đạo nhà trường thường xuyên tham dự, đánh giá, rút kinh nghiệm công tác sinh hoạt chuyên môn của các tổ. Đánh giá ưu, nhược điểm về tiến trình của buổi sinh hoạt chuyên môn; người chủ trì chuẩn bị các nội dung sinh hoạt; nội dung chia sẻ của các thành viên trong tổ; cách chuẩn bị bài học minh họa để từ đó sau mỗi cuộc sinh hoạt chuyên môn sẽ rút ra kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn ở các buổi sinh hoạt chuyên môn lần sau.
Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học giai đoạn 2 - “nâng cao” của nhà trường đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của giáo viên trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng phong cách, tác phong làm việc cũng như công tác tự học tự bồi dưỡng. Giáo viên vững vàng hơn trong thực hiện chương trình giáo dục trẻ, linh hoạt, sáng tạo hơn trong nghiên cứu đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức, biết tận dụng các cơ hội để phát huy tính sáng tạo của trẻ, “lấy trẻ làm trung tâm” giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và vận dụng mọi lúc, mọi nơi và từ đó xây dựng nhà trường thành “cộng đồng học tập” tích cực.

Tác giả: Đặng Thị Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 65 trong 13 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 13 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập207
  • Máy chủ tìm kiếm68
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay31,705
  • Tháng hiện tại803,786
  • Tổng lượt truy cập135,282,079
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi