banner

GDMN - Chuyên đề truyền thông - Điện Biên thực hiện thí điểm cho trẻ làm quen với tiếng Anh trong các cơ sở giáo dục mầm non

Thứ năm - 29/03/2018 21:55
Dienbien.edu.vn “Có nên cho trẻ mầm non học tiếng Anh?” và “Cho trẻ mầm non học tiếng Anh như thế nào là phù hợp?” đây là những vấn đề còn băn khoăn, tranh luận trong đội ngũ nhà giáo làm công tác giáo dục mầm non và cộng đồng xã hội.

Khoa học ngày nay khẳng định những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của trẻ. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ.

Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy: trẻ càng được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai sớm thì khả năng nắm bắt ngôn ngữ càng tốt vì càng nhỏ tuổi, trẻ càng ít bị lệ thuộc và chi phối bởi các cách giải thích ngữ pháp và sự tư duy về ngôn ngữ đã được định hình. Trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thứ 2 sớm không những có khả năng phát âm chuẩn xác mà còn có khả năng tập trung chú ý tốt hơn, phát triển khả năng quan sát và phân tích, từ đó tư duy của trẻ cũng được phát triển.

Hiện nay nhiều bậc phụ huynh cho trẻ đi học tại các trường mầm non có dạy tiếng Anh để các bé có thể làm quen với tiếng Anh sớm. Tuy nhiên có nhiều quan niệm sai lầm về việc học tiếng Anh ở trẻ mẫu giáo như: “Trẻ học tiếng Anh quá sớm có thể dẫn đến rối loạn ngôn ngữ” hay “Trường mầm non có dạy tiếng Anh là trường tốt” hoặc “Trẻ cứ học tiếng Anh sớm là giỏi”… Không ít phụ huynh đã nói “không” với tiếng Anh khi con ở độ tuổi mầm non bởi cho rằng con nói tiếng Việt còn chưa sõi, chưa biết viết, biết đọc, làm sao học được tiếng Anh...

t1

Giờ làm quen tiếng Anh của trẻ mẫu giáo lớn trường Mẫu giáo Việt - Triều Hữu Nghị, thành phố Hà Nội

Sau một thời gian tạm dừng việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh trong trường mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép các trường thực hiện dạy tiếng Anh trở lại với những quy định cụ thể nhằm tạo cơ hội cho trẻ mầm non sớm tiếp cận với ngoại ngữ để có được nền tảng vững chắc trước khi học ở mức độ cao hơn: Ở những nơi có điều kiện, phụ huynh có nhu cầu, các cơ sở giáo dục mầm non có thể tổ chức thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ khi đảm bảo các điều kiện: cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động làm quen với ngoại ngữ của trẻ; giáo viên có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ngoại ngữ (hoặc cao đẳng ngoại ngữ) trở lên, đạt năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc tương đương và được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm mầm non; nội dung và tài liệu thí điểm cho trẻ làm quen với ngoại ngữ phải được sở giáo dục và đào tạo thẩm định và cho phép thực hiện.

Hiện nay, trong các cơ sở giáo dục mầm non của Việt Nam dạy tiếng Anh chỉ có khoảng 10% cơ sở giáo dục mầm non tự tổ chức dạy tiếng Anh còn khoảng 90% thực hiện theo hình thức liên kết với các tổ chức bên ngoài. Các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non tiếng Anh còn rất ít trong khi đây lại là cấp học có đặc thù riêng, cần đòi hỏi sự chính xác về cả phương pháp lẫn kiến thức, kỹ năng. Đây cũng là một thách thức khá lớn đối với công tác quản lý để đảm bảo chất lượng của hoạt động này.

t2 Các bé Mẫu giáo lớn trường MN Hoa Ban thành phố Điện Biên Phủ trong giờ làm quen với tiếng Anh

Là tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, Điện Biên trong những năm gần đây có sự phát triển khá mạnh mẽ về quy mô trường, lớp mầm non. Tỷ lệ trẻ được chăm sóc, giáo dục tại 174 trường mầm non hiện nay đạt khá cao (trẻ nhà trẻ: 33,9%, trẻ mẫu giáo: 98,7%, riêng trẻ 5 tuổi: 99,7%). Trong vài năm học gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh.

Theo quan điểm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, hoạt động cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh được tiếp cận theo hướng đây là hoạt động tích hợp, là hoạt động phát triển chương trình giáo dục mầm non (không phải là hoạt động dạy thêm, học thêm);

Việc tổ chức thí điểm cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh không ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, việc huy động trẻ ra lớp và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi;

Tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh tiến hành nhẹ nhàng, tạo hứng thú, giúp trẻ yêu thích học tiếng Anh, không áp đặt, nhồi nhét;
Trẻ học nghe, nói là chủ yếu, học thông qua chơi, trải nghiệm;

Không thực hiện đánh giá trẻ và chỉ triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh ở nơi có đủ điều kiện và phụ huynh có nhu cầu, năm học 2016-2017 Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép thực hiện thí điểm dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo tại trường Mầm non Rainbow. Năm học 2017-2018 có thêm 5 trường được thực hiện thí điểm, nâng tổng số trường thực hiện thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh trong toàn tỉnh lên 6 trường. Trong đó có 2 trường mầm non thuộc thành phố Điện Biên Phủ (Mầm non Rainbow, Mầm non 20/10) và 04 trường thuộc huyện Điện Biên (Mầm non xã Thanh Xương, Mầm non Pom Lót, Mầm non Thanh Hưng, Mầm non Hoàng Công Chất). Việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh chủ yếu được các trường liên kết với Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học của Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện.

t3
  Các bé Mẫu giáo trường MN Thanh Xương huyện Điện Biên trong giờ làm quen với tiếng Anh

Qua khảo sát, đánh giá chất lượng thực hiện thí điểm ở các trường trên cho thấy việc cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh khá phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ làm quen với một công cụ giao tiếp cần thiết cho trẻ trong tương lai.

Đối với cha mẹ trẻ khi cho con làm quen với tiếng Anh ở độ tuổi nhỏ cần lưu ý một số nội dung như: Cho con học tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai chứ không chỉ là một môn học; cần phải đảm bảo rằng lớp học luôn hấp dẫn, vui nhộn để trẻ con thích học chứ không bị cưỡng ép; nên cho trẻ học tiếng Anh với người bản xứ để có được khả năng phát âm tốt; cha mẹ cùng con chơi một số trò chơi, đọc sách sử dụng tiếng Anh tại nhà; không bắt lỗi sai khi con nói tiếng Anh mà nên gợi mở động viên con tiếp tục nói; dạy bé cách tư duy với tiếng Anh, luôn mạnh dạn đặt câu hỏi mở rộng vấn đề và động viên bé diễn đạt lại những gì đã được học tại trường.

 Trong thời gian tới, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện đánh giá tình hình thực hiện thí điểm cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh. Rất mong nhận được những ý kiến phản hồi về vấn đề này của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cha mẹ trẻ và nhân dân trên địa bàn để tiếp tục có định hướng chỉ đạo thực hiện tiếp theo cho phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi khó khăn như Điện Biên./.

                                                                   

Tác giả: Trần Thị Thúy

Nguồn tin: Trường THPT Thanh nưa, huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập496
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm478
  • Hôm nay13,313
  • Tháng hiện tại701,694
  • Tổng lượt truy cập136,154,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi