banner

GDMN- Hội thảo, tập huấn phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội trong giáo dục mầm non

Thứ hai - 18/12/2017 02:23
Dienbien.edu.vn- Từ ngày 11-15/12/2017, tại Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Unicef tổ chức hội thảo, tập huấn về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội trong giáo dục mầm non. Tham gia hội thảo, tập huấn có các đại biểu đại diện Vụ Giáo dục Mầm non- Bộ Giáo dục và Đào tạo; Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục mầm non thuộc Viện khoa học Giáo dục Việt Nam; Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Vinh, thành phố Hồ Chí Minh; đại biểu của 04 Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Kon Tum, Gia Lai; đại biểu đại diện cho cán bộ quản lý, giáo viên của 17 Phòng Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cùng một số trường mầm non của 03 huyện thụ hưởng Dự án do Unicef tài trợ đó là huyện Kbang, Mang Yang, Krông Pa.
Anh 01
Các chuyên gia của Unicef và lãnh đạo Sở GD&ĐT Gia Lai chủ trì hội thảo
 
Đây là một trong những hoạt động nằm trong “Dự án phát triển trẻ thơ toàn diện” do Unicef  triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 2017-2021. Gia Lai là tỉnh đầu tiên trong 4 tỉnh: Điện Biên, Kon Tum, Lào Cai còn gặp khó khăn trong giáo dục mầm non được chọn để phối hợp cùng Unicef  triển khai thực hiện dự án trên.

Với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ mầm non, Chương trình giáo dục mầm non đang được triển khai thực hiện tại các trường học đã xác định 5 lĩnh vực giáo dục cho trẻ, đó là:  Phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và phát triển thẩm mỹ.

Hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm hay trong công tác nuôi dạy trẻ, từ đó tham gia xây dựng kế hoạch triển khai việc hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện hành và tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Bà Joyce Patricia Bheeka - Trưởng phòng Giáo dục Unicef tại Việt Nam cho biết: Hội thảo này đặt nền móng cho những hoạt động sau, giúp giáo viên có những kỹ năng để áp dụng ngay những kiến thức tiếp thu được. Những kinh nghiệm của Gia Lai sẽ giúp Chính phủ điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non trong thời gian tới, giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn trong tiếp cận, thiết kế các hoạt động để trẻ em phát triển hết kỹ năng của mình...
 
Anh 02
Đại biểu tham dự hội thảo, tập huấn
 
Cấp học mầm non tỉnh Điện Biên hiện nay có 172 trường mầm non, với 56.402 trẻ. Trong đó 68% trẻ là người dân tộc thiểu số. Cùng với cả nước, tất cả các trường mầm non từ vùng thuận lợi đến khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non của tỉnh xác định, với đặc thù là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc quan tâm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là điều kiện tiên quyết cho sự học hỏi và phát triển chung của trẻ, đồng thời là nguồn động lực cho các lĩnh vực khác phát triển. Đặc biệt đối với trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số, quan tâm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội sẽ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, yêu thích đến lớp, xóa bỏ những mặc cảm, bất đồng về ngôn ngữ… giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tốt hành trang để bước vào lớp 1 và những bậc học cao hơn./.
 

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập309
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm265
  • Hôm nay40,884
  • Tháng hiện tại725,555
  • Tổng lượt truy cập137,077,368
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi