banner

KHTC - Quy định mới về phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn

Thứ ba - 04/12/2018 21:07
Dienbien.edu.vn: Ngày 29/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 160/2018/NĐ-CP​ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai.
          ​ Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật phòng, chống thiên tai, gồm: Trách nhiệm truyền tin, tần suất, thời lượng phát tin, mạng lưới, thiết bị thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai; huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai tại Việt Nam; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo, chỉ huy về phòng, chống thiên tai và cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ đạo Trung ương và phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
khtc thientai

                                Mưa, lũ gây sạt lở nghiêm trọng tại xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
            Mức độ rủi ro thiên tai được phân thành 5 cấp tăng dần (cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4, cấp độ 5 là tình trạng khẩn cấp về thiên tai). Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai như sau:
Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 1: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên.
Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 2: Chủ tịch UBND cấp tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 3: Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai; quyết định các biện pháp cấp bách và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để hỗ trợ các địa phương ứng phó thiên tai khi có yêu cầu.
Đối với rủi ro thiên tai cấp độ 4: Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai. Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ứng phó thiên tai.
Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4: Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.
            UBND các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phổ biến kịp thời và chính xác các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên và cùng cấp trên địa bàn được cảnh báo.
Nghị định số 160/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2019 và thay thế Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ./.
Nguồn tin: Phòng Kế hoạch và Tài chính
Tác giả bài viết: Phạm Ngọc Long
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm113
  • Hôm nay34,781
  • Tháng hiện tại104,602
  • Tổng lượt truy cập136,456,415
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi