banner

Một số kĩ năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên mầm non (tiếp theo kỳ trước)

Thứ hai - 08/04/2019 04:27
Dienbien.edu.vn - Bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Bồi dưỡng thường xuyên là hoạt động chuyên môn được quan tâm thực hiện tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả của hoạt động này tại một số đơn vị chưa đạt kết quả như mong đợi. Một trong các nguyên nhân được xác định là do kĩ năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng của một số cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán chưa đem lại hiệu quả cao. Sau đây xin chia sẻ một số kĩ năng tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên được đúc rút từ cuốn tài liệu Thực hành tốt nhất của các tập huấn viên AYD (Best Youth Development).
Bài viết gồm 2 số: Ở số thứ nhất chúng ta đã chia sẻ một số kỹ năng về: hoạt động khởi động, quản lý thời gian và kỹ năng hỗ trợ học viên trong quá trình tập huấn. Số thứ hai xin giới thiệu một số kỹ năng trong quá trình truyền tải nội dung tập huấn, gợi nhớ cho bạn nội dung có liên quan đến các vấn đề ngoài giáo án/kế hoạch đã chuẩn bị, cách tóm lược thông tin của buổi tập huấn.
4. Lưu ý quá trình truyền tải nội dung tập huấn
- Mở đầu bằng cách tóm lại nội dung của phần trước.
- Đừng vội vàng đưa ra nội dung tập huấn mà nên dành thời gian đặt câu hỏi và để học viên xử lý thông tin.
- Di chuyển xung quanh lớp và thay đổi giọng điệu, âm lượng của bạn.
- Tạo ảnh hưởng trong quá trình truyền tải nội dung thông qua các hoạt động tương tác và sự hài hước (vào thời điểm thích hợp).
- Đảm bảo rằng các câu chuyện riêng tư hoặc những phép so sánh đều được giải thích rõ ràng và mọi người điều hiểu rõ những điểm quan trọng.
- Xem xét tới nhiều phong cách học khác nhau - truyền tải nội dung bằng nhiều cách thức khác nhau.
- Khuyến khích các hình thức trao đổi đa dạng trong lớp tập huấn; rà soát lại các quy tắc của lớp khi cần thiết để đảm bảo tính nghiêm túc của khóa học.
- Đừng nhìn nhận những phản ứng hoặc câu hỏi của học viên về nội dung tập huấn theo ý kiến chủ quan của họ.
- Sắp xếp bàn ghế và phòng học nhằm đảm bảo tính đa dạng. Chia nhóm lại một vài lần trong quá trình tập huấn để khuyến khích các hoạt động liên kết, giao lưu giữa các học viên từ các cơ sở GDMN khác nhau.
- Chia sẻ thông tin về các tài liệu mà bạn cảm thấy hữu ích khi làm việc với trẻ nhỏ để giúp học viên hiểu rõ nội dung tập huấn.

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cụm trường của huyện Tủa Chùa
5. Để gợi nhớ cho bạn nội dung có liên quan đến các vấn đề ngoài giáo án/kế hoạch đã chuẩn bị
- Nếu bạn quên hoặc chưa hiểu rõ, hãy chân thật. Ví dụ: “Tôi biết nhưng tôi đã quên mất”.
- Nhờ cả lớp hỗ trợ. Ví dụ: “Ai có thể nhắc lại giúp về vấn đề này không?”
- Cho lớp nghỉ giải lao để tham vấn với các giảng viên khác.
- Hỏi ý kiến trợ giảng của bạn (nếu có thể) về nội dung còn vướng mắc. (Đây là lý do vì sao nên chia sẻ kịch bản tập huấn để trợ giảng biết rõ những nội dung và chủ đề chính cần thảo luận).
- Đặt các khái niệm chính tại nơi bạn có thể lấy và tra cứu được dễ dàng.
6. Cách tóm lược thông tin của buổi tập huấn
- Viết câu trả lời của học viên lên bảng/giấy khổ lớn để mọi người có thể đọc dễ dàng.
- Cho học viên tham gia vào các phần tóm lược thông tin bằng cách hỏi ý kiến học viên.
- Luôn dành thời gian cho phần tóm lược, không kết thúc một hoạt động mà không tóm lược. Học viên cần thấy phần kết và liên hệ với nội dung của các phần tập huấn trước.
- Nhắc lại các ý kiến của học viên có tần suất xuất hiện nhiều trong buổi tập huấn.
- Rà soát và làm rõ các khái niệm chính.
- Đặt câu hỏi để đảm bảo học viên hiểu đúng các khái niệm chính.
- Chuẩn bị một công cụ tóm lược để tất cả các hoạt động đóng vai và các phần trình bày của nhóm nhỏ được tóm lược một cách thống nhất.
- Tránh đặt các câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” trong quá trình tóm lược. Những câu hỏi này thường không rõ ràng và khiến học viên đi chệch chủ đề và quay trở lại nội dung tập huấn thay vì đóng nội dung đó lại. Hãy sử dụng các câu hỏi “cái gì”, “khi nào” hoặc “ở đâu” để rõ ràng hơn và hướng vào những thông tin cô đọng. Tránh đặt các câu hỏi chỉ có hai lựa chọn trả lời “có/không”.
- Cảm ơn học viên vì đã chia sẻ thông tin và nhắc lại/giải thích điều học viên vừa nói để đảm bảo hiểu đúng.
- Sử dụng đa dạng các kỹ thuật tóm lược thông tin như:
Cho học viên thảo luận các nội dung chính theo cặp.
Đặt câu hỏi “điều gì thực hiện được”, “điều gì không thực hiện được”
Hỏi “chúng ta vừa làm gì”
Yêu cầu học viên suy ngẫm về một ý kiến tương đồng với suy nghĩ của họ.
Hỏi học viên xem họ thấy nội dung nào trong buổi tập huấn có tác động tới công việc của họ với trẻ nhỏ. Ví dụ: “Theo bạn nội dung tập huấn nào hữu ích cho bạn khi làm việc với trẻ nhỏ?”.
Hỏi học viên về những nội dung tập huấn giúp làm sáng tỏ những kinh nghiệm thực tế trong lớp học của họ.
Yêu cầu học viên sử dụng các thẻ để ghi lại câu hỏi hoặc ý kiến của mình. Thu lại các thẻ và chia sẻ với cả lớp.
Vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ đang được ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ đạo, thực hiện. Hy vọng những gợi ý này có thể hỗ trợ các bạn đồng nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non./.

Tác giả: Trần Thị Thúy

Nguồn tin: Phòng GDĐT thành phố Điện Biên Phủ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay16,290
  • Tháng hiện tại130,627
  • Tổng lượt truy cập136,482,440
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi