banner

Một số biện pháp Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học ở trường PTDTBT Tiểu học Tả Sìn Thàng, huyện Tủa Chùa

Thứ ba - 09/04/2019 04:29
Dienbien.edu.vn - Con người sinh ra, lớn lên và phát triển, đó là kết quả của quá trình tiếp thu, thích nghi với các tri thức, kinh nghiệm xã hội lâu dài. Trẻ em khi sinh ra được dạy dỗ để có những kỹ năng sống sớm bao nhiêu thì càng có nền tảng vững chắc để phát triển toàn diện, giúp trẻ bắt nhịp được với cuộc sống ngày càng phát triển, văn minh, tri thức ngày một phong phú.
Đặc biệt đối với học sinh vùng cao, vùng dân tộc thiểu số thì điều đó các quan trọng. Trong những năm qua, nhà trường  luôn quan tâm, sát sao đến việc giáo dục học sinh có tri thức; có đạo đức, lối sống tích cực, lành mạnh, ứng xử có văn hóa, ngoài việc đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, việc chú trọng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống góp phần hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh cũng được nhà trường coi trọng.
Ngày nay, những tác động của xã hội rất khác nhau qua bạn bè, truyền thông đại chúng, phim ảnh... tác động vào môi trường sống và ý thức của trẻ ngày càng nhiều. Với sự bùng nổ thông tin, trẻ tiếp cận nhưng chưa có nhận thức đầy đủ và phân biệt được sự tốt xấu trong môi trường phức tạp. Trong nhiều trường hợp, trẻ phải tự ứng xử trước tình huống một mình và trẻ chưa biết biết thế nào là điều hay lẽ phải để có khả năng hành động theo nhận thức đúng, do đó việc giáo dục kỹ năng sống nhằm giúp trẻ biết nhận thức,  hành động đúng trong tình huống ứng xử là việc rất cần thiết.
Năm học 2018-2019, trường PTDTBT Tiểu học Tả Sìn Thàng có 18 lớp với 477 học sinh, chất lượng giáo dục trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả xếp loại năng lực, phẩm chất của học sinh đạt tốt chiếm tỷ lệ cao. Những đổi thay đầu tiên là từ việc đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã luôn được quan tâm và thực hiện sâu rộng. Các cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được các thầy cô nhận thức đúng và thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên phổ biến, hướng dẫn cho học sinh về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; những giá trị đạo đức, lối sống, cách hành xử, ứng xử có văn hóa trong nhà trường cũng như ở gia đình và đối với cộng đồng. Việc rà soát, điều chỉnh nội dung dạy học và kiểm tra, đánh giá đối với giáo dục phổ thông được tổ chức thường xuyên theo hướng giảm tải, phù hợp với mục tiêu giáo dục và tình hình thực tế tại địa phương. Ở trường chủ yếu các em là người dân tộc thiểu số sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, kỹ năng sống hạn chế; nhiều học sinh thiếu kiến thức cơ bản về kĩ năng sống: ăn mặc, đi đứng, nói năng, làm việc, giao tiếp ứng xử, ý thức tự học, tự rèn luyện của các em học sinh chưa cao, khả năng xử lý các tình huống trong cuộc sống còn lúng túng, có một số hành vi biểu hiện sai lệch về chuẩn mực đạo đức, thiếu trách nhiệm với người khác, không có hoặc thiếu lòng bao dung, vị tha, chia sẻ, có tính ích kỉ, hẹp hòi, đố kị, ganh đua không lành mạnh, thiếu tính đoàn kết, hòa đồng, tính kỉ luật, chưa nghiêm túc tiếp thu những ảnh hưởng tích cực từ người khác (cha, mẹ, ông, bà, người lớn).
Mặt khác, sự thay đổi về tâm, sinh lý tuổi vị thành niên, hoàn cảnh gia đình cũng tác động đến các em, trong khi thực tế nhiều cha mẹ học sinh không có kiến thức dạy kỹ năng sống cho con mà phó mặc cho phía nhà trường. Vì thế, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng. Hiện nay, việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh đã được nhà trường  quan tâm thực hiện thông qua các môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Phương thức tổ chức giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường không bố trí thành một môn học riêng, bởi kỹ năng sống phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh chủ yếu thông qua các phương pháp giảng dạy tích hợp, lồng ghép vào các nội dung môn học, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các kỳ thi, hội thi, các cuộc vận động và phong trào thi đua; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; phòng, chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội, đuối nước... Giáo dục kỹ năng sống đã được nhà trường áp dụng linh hoạt, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh, như rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của học sinh.
Tuy nhiên, để việc giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa, trước hết cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và tổ chức chặt chẽ của các lực lượng giáo dục về kỹ năng sống cho học sinh như: Giáo viên chủ nhiệm lớp, đội cờ đỏ, phụ huynh học sinh, các tổ chức đoàn thể trong trường và phối hợp với các lực lượng xã hội ngoài nhà trường. 

Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường PTDTBT TH Tả Sìn Thàng

Học kỳ I năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh tiểu học hoàn thành chất lượng giáo dục đạt 84,40%, về năng lực, phẩm chất chiếm 100%; (tăng so với cùng kỳ năm học trước). Chất lượng của công tác dạy và học được nâng cao, việc duy trì sĩ số ngày càng đảm bảo; trong cuộc hội thi: Giai điệu tuổi hồng cấp huyện học sinh nhà trường đạt thành tích cao.

 Hi vọng trong thời gian tới việc giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh trong nhà trường sẽ đạt được nhiều kết quả tốt hơn nữa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập197
  • Thành viên online2
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm178
  • Hôm nay30,042
  • Tháng hiện tại92,039
  • Tổng lượt truy cập136,443,852
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi