Một số nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nâng cao năng lực sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động
Bùi Thị Thúy
2019-04-09T04:38:31-04:00
2019-04-09T04:38:31-04:00
https://dienbien.edu.vn/uploads/news/2019_04/image-20190409153800-1.jpeg
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên
https://dienbien.edu.vn/uploads/logo-so-gddt.png
Thứ ba - 09/04/2019 04:37
Dienbien.edu.vn - Ngày 02 tháng 4 năm 2019 Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành Kế hoạch số 103/KH-CĐN về việc xây dựng Kế hoạch triển khai nâng cao năng lực sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động (NGNLĐ), trong đó tập trung một số nhiệm vụ và giải pháp như sau:
1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo và người lao động trong việc tiếp cận các văn bản pháp luật nhà nước, các quy định của Ngành và các chuẩn mực hành vi ứng xử trong môi trường giáo dục- Phổ biến kịp thời các văn bản, các quy định về đạo đức nhà giáo, các hành vi ứng xử trong và ngoài lớp học, trường học thông qua các buổi họp công đoàn, các buổi sinh hoạt chuyên đề do công đoàn phối hợp với chuyên môn cùng thực hiện.- Tuyên truyền, vận động cán bộ NGNLĐ nắm vững và thực hiện nghiêm túc pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, bộ quy tắc ứng xử trong trường học...- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về đạo đức nhà giáo, về quán triệt, tổ chức thực hiện các văn bản mới quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo trong sinh hoạt chuyên môn của Hội đồng Sư phạm, sinh hoạt công đoàn nhà trường hàng tháng và đầu năm học. Phối hợp với chuyên môn trong việc triển khai bộ quy tắc ứng xử trong trường học.- Tiếp tục triển khai có hiệu quả hai cuộc vận động: "Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo"; "Dân chủ- Kỷ cương-Tình thương- Trách nhiệm", trong đó có đổi mới nội hàm và đưa ra các nội dung, tiêu chí cụ thể cho giáo viên và nhà trường thực hiện phù hợp với điều kiện hiện nay. 2. Hỗ trợ nhà giáo, người lao động có kỹ năng ứng xử sư phạm, nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp- Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ với cán bộ, NGNLĐ trên Website, facebook và các phương tiện truyền thông khác.- Tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, tọa đàm để hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm ở mỗi cấp học, bậc học. Mời chuyên gia tư vấn nhận diện, xử lý các tình huống vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật của NGNLĐ trong lao động nghề nghiệp.- Xây dựng các video clip, phim ngắn về tình huống ứng xử sư phạm, các câu chuyện về đạo đức, về truyền thống "tôn sư, trọng đạo",...gửi về công đoàn cấp trên lựa chọn phát sóng trên VTV.- Xây dựng mô hình điểm: "Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc". Trong đó lấy tiêu chí: trường học không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính; trên cơ sở đó nhân rộng ra các đơn vị khác.3. Phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình về xây dựng môi trường sư phạm; những tấm gương nhà giáo tận tụy, mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo để lan tỏa toàn ngành, tác động tích cực tới cộng đồng xã hội- Phát huy vài trò của đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động phát hiện, giới thiệu hoặc viết bài về tấm gương các nhà giáo ở cơ sở có đạo đức tốt, hành vi đẹp, cách ứng xử hay...để đăng tải trên Website của ngành và chuyên mục trên các phương tiện truyền thông.- Xác định chủ đề từng năm học gắn với việc nâng cao năng lực sư phạm, đạo đức nhà giáo để động viên, hướng dẫn, hỗ trợ các nhà trường, NGNLĐ cùng thực hiện; tổ chức các hoạt động tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời bằng các hình thức thích hợp cho tập thể và cá nhân có thành tích trong việc triển khai chủ đề năm học.