banner

Tăng cường thực hiện phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh

Thứ sáu - 23/10/2020 02:44
Dienbien.edu.vn: Căn cứ Quyết định số 1863/QĐ-TTg ngày 23/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động Quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 987/QĐ-BGDĐT ngày 17/4/20202 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025,
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND ngày 14/5/2020 ban hành Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2020-2025.
Thực hiện Quyết định của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 900/SGDĐT-KH  ngày 21/5/2020 về kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025, các cở sở giáo dục đã triển khai đầy đủ nội dung về phòng, chống xâm hại trẻ em đến học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục với nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
2. Mục tiêu cụ thể
- 100% các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến cán bộ, nhà giáo và người học;
- 100% các cấp quản lý giáo dục ban hành văn bản chỉ đạo theo phân cấp về công tác phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em;
- 100% cơ sở giáo dục thực hiện nâng cao năng lực, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục;
- 100% cơ s giáo dục công khai tuyên truyền về kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường, thông qua Tổng đài bảo vệ trẻ em Quốc gia (số 111), các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục; thực hiện các biện pháp can thiệp hỗ trợ kịp thời khi phát hiện người học bị hoặc có nguy cơ bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục;
- 100% cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương và cơ sở giáo dục có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn, can thiệp hỗ trợ kịp thời và xử lý triệt để các vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác và ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em;
- Tuyên truyền các gương điển hình trong công tác phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trên các trang mạng (website), cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong các cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng;
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện, chiến dịch truyền thông về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục;
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em;
- Tăng cường quảng bá Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (111) trong các trường học, cơ sở giáo dục;
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.
2. Tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào một số hoạt động giáo dục
- Tăng cường lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật của người học vào nội dung, chương trình nhà trường và theo môn học, trong các hoạt động chính khóa, ngoại khóa;
- Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng ngừa, hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
3. Nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên các cơ sở giáo dục
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục;
- Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo trong các cơ sở giáo dục không có cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn, nghiệp vụ;
- Cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề về nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường;
- Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em cho người học và đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục.
4. Hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục trong các cơ sở giáo dục
- Thiết lập và vận hành hiệu quả các kênh thông tin về bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em của cơ sở giáo dục: hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát và các hình thức khác. Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình người học để tăng cường sự phối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan tới bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em;
- Xây dựng hệ thống theo dõi, thu nhận, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường, xâm hại tình dục trong cơ sở giáo dục;
- Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn tâm lý, công tác xã hội trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
5. Phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; triển khai các giải pháp kỹ thuật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ngăn chặn các trang web, các chương trình, phần mềm ứng dụng, quảng cáo, trò chơi… có tính chất bạo lực, khiêu dâm.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về báo chí, xuất bản, thông tin trên Intrernet và các điểm kinh doanh dịch vụ Intrernet cho trẻ em nhằm hạn chế tình trạng xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành tại các địa phương, cơ sở giáo dục về thực hiện các quy định của pháp luật, các chỉ đạo của cơ quan cấp trên, công tác phát hiện, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em./.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập223
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm210
  • Hôm nay36,913
  • Tháng hiện tại824,846
  • Tổng lượt truy cập135,303,139
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi