banner

VP. GIỚI THIỆU LUẬT QUÝ II NĂM 2017

Thứ hai - 17/07/2017 21:18
Dienbien.edu.vn - 1. Trên cơ sở Công ước quốc tế và Hiến pháp nước ta qua các thời kỳ, Luật Báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí năm 1999 đã quy định về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân, theo đó: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.
Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động…Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện quyền tự do báo chí ở nước ta hiện nay, một số quy định đảm bảo quyền còn chưa được cụ thể; việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức vẫn diễn ra; quy định về quyền tiếp cận thông tin còn thiếu, chưa rõ ràng dẫn đến còn những hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. Từ những lý do trên và để triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Luật báo chí cần được sửa đổi, bổ sung toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và quản lý hoạt động báo chí trong tình hình mới.  

Luật báo chí 2016 được Quốc hội khóa XIII kỳ hợp thứ 11 thông qua ngày 05/4/2016. Luật được Chủ tịch nước ký lệnh Công bố ngày 19/4/2016 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.

2. Do Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập dẫn đến việc áp dụng, thực hiện Luật và thực thi điều ước quốc tế chưa nhất quán, hiệu quả và hiệu lực không cao, chưa đảm bảo yêu cầu cải cách tư pháp, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu ngày càng cao của tình hình thực tế trong bối cảnh Đảng, Nhà nước ta đang chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đề cao việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết số 20/2011/QH13 ngày 26/11/2011 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ khóa XIII; Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng Luật Điều ước quốc tế. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09/4/2016. Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 19/4/2016. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016, thay thế Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005.

3. Ngày 18/6/2004, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước được ghi nhận qua các kỳ Đại hội. Tuy nhiên, qua tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh và các văn bản quy định chi tiết thi hành cho thấy một số quy định của Pháp luật còn bất cập; thiếu cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được quy định trong Pháp lệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này. Bên cạnh những tôn giáo hoạt động ổn định, có đủ điều kiện theo Luật định đã được Nhà nước cấp đăng ký hoạt động, công nhận về tổ chức thì còn hàng chục hiện tượng tôn giáo mới tồn tại. Hầu hết các hiện tượng tôn giáo mới nặng tính mê tín dị đoan, giáo lý, giáo luật không có hoặc vay mượn từ các tôn giáo khác hoặc thể hiện lối sống lệch lạc trái với các giá trị đạo đức, văn hóa của dân tộc; một số hiện tượng tôn giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam có yếu tố lợi dụng chính trị. Một số hoạt động tà đạo bị các thế lực phản động lợi dụng để hoạt động chính trị thực hiện âm mưu chống phá chế độ, lật đổ chính quyền. Một số tổ chức tôn giáo, tín đồ bị các thế lực xấu, phản động trong và ngoài nước lợi dụng, sử dụng để gây rối, bạo loạn phá hoại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật...Những hạn chế, bất cập này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải xây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo để hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu của thực tiễn về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Từ những căn cứ nêu trên đòi hỏi phải có một đạo luật để tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; phù hợp với Hiến pháp năm 2013; khắc phục những tồn tại, bất cập của pháp luật tín ngưỡng, tôn giáo; tương thích với các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đang trở nên cấp thiết hiện nay. Ngày 18/11/2016, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

Để tuyên truyền, phổ biến thi hành Luật Báo chí 2016, Luật Điều ước quốc tế 2016 và Luật tín ngưỡng, tôn giáo tới cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên toàn ngành, Sở Giáo dục và Đào tạo đăng tải Đề cương giới thiệu những nội dung cơ bản của các Luật trên để các đơn vị sử dụng làm tài liệu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đơn vị./.

Tác giả: Lê Quang Huy - Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập108
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm101
  • Hôm nay38,980
  • Tháng hiện tại714,558
  • Tổng lượt truy cập135,192,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi