banner

Chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu

Thứ sáu - 29/04/2022 05:27
Dienbien.edu.vn- Trong những năm qua Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trong toàn tỉnh, với vai trò là người đứng đầu đã phát huy phẩm chất, năng lực điều hành rất tốt các hoạt động giáo dục của các nhà trường.
Trong những năm tới tôi hi vọng những người đứng đầu các cơ sở giáo dục trên đại bàn tỉnh tiếp tục phát huy tốt vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dạy và học thật tốt để góp phần thực hiện công cuộc "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" đã được Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) thông qua.
Tại Điều 7, Nghị định Số 157/2007/NĐ-CP, ngày 27  tháng 10  năm 2007 của Chính phủ quy định nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu:
1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.
2. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
3. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý).
4. Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.
5. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, cử dự thi nâng ngạch, quyết định nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
6. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công được giao; phòng, chống cháy nổ và bảo đảm an toàn lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khi sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị phải thực hiện đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát.
7. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
8. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
9. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
10. Các chế độ trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã phát huy năng lực, vài trò
Người đứng đầu được giao cho sử dụng một số quyền lực nói trên để thi hành chức trách, nhiệm vụ được giao. Đó là quyền lực của tập thể trao cho họ và họ là người đại diện cho quyền lực của tập thể để thực thi công việc sao cho có hiệu quả cao nhất, quyền lực đó không phải là của cá nhân họ. Trong mọi trường hợp, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm lớn hơn cán bộ, nhân viên thuộc quyền, không những chỉ là liên đới trách nhiệm mà đây còn là trách nhiệm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, kiểm tra, đôn đốc. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có trọng trách lớn trước mọi thành công hay thất bại trong mọi hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn.
Trách nhiệm của người đứng đầu thể hiện ở những điểm chính sau đây: Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thể hiện ở tính tiền phong gương mẫu, liêm chính, nói đi đôi với làm; thể hiện ở tính dân chủ, tinh thần tập thể trong công tác và văn hóa ứng xử các mối quan hệ của người lãnh đạo; thể hiện ở trình độ, năng lực, phẩm chất, phong cách của người lãnh đạo, có quan điểm, phương pháp làm việc khách quan, toàn diện và cụ thể. Người đứng đầu có vị trí, trách nhiệm cá nhân và vai trò như đầu tàu, quyết định mọi thành công hay thất bại trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Người đứng đầu phải xác định cho thật rõ cơ chế trách nhiệm và chỗ đứng của mình trong tập thể cơ quan, tổ chức, đơn vị. Phải phân biệt thật rạch ròi quyền và trách nhiệm của mình đến đâu; mối quan hệ giữa mình và tập thể ban lãnh đạo như thế nào để tránh trường hợp thành tích thì nhận về mình, còn thiếu sót, khuyết điểm thì đổ lỗi cho tập thể. Sự nhập nhằng trong việc xác định mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách sẽ đẩy người đứng đầu rơi vào một trong hai tình trạng: hoặc là độc đoán, chuyên quyền; hoặc là sợ trách nhiệm, chờ đợi, không dám quyết đoán.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập222
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm201
  • Hôm nay21,025
  • Tháng hiện tại793,106
  • Tổng lượt truy cập135,271,399
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi