banner

GDMN- Hội thảo lấy ý kiến góp ý tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non ở lớp mẫu giáo ghép

Thứ năm - 07/03/2013 23:37
Dienbien.edu.vn – Trong hai ngày 5,6/3/2013 vừa qua tại hội trường khách sạn Him Lam- thành phố Điện Biên Phủ đã diễn ra Hội thảo lấy ý kiến góp ý tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non ở lớp mẫu giáo ghép do Vụ Giáo dục Mầm non- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức với sự giúp đỡ của tổ chức UNICEF.
Tham dự hội thảo có bà Lý Thị Hằng- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non cùng 06 đại biểu, tác giả tài liệu là chuyên viên chính của Vụ Giáo dục Mầm non, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Sư phạm, Viện Nghiên cứu Khoa học và ông Nguyễn Minh Nhật- đại diện lãnh đạo Văn phòng dự án UNICEF tại Hà Nội. Về phía Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên có bà Lò Thị Thời- Phó Giám đốc Sở cùng 40 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục Mầm non của Sở, chuyên viên các Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu phụ trách chuyên môn và giáo viên cốt cán trực tiếp dạy lớp mẫu giáo ghép của 9/9 đơn vị huyện, thị xã, thành phố.

Bà Lý Thị Hằng- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non
Hội thảo đã đánh dấu sự thành công bước đầu trong việc hoàn thiện một cuốn tài liệu vô cùng quan trọng và có ý nghĩa đối với giáo dục mầm non, nhất là đối với các địa phương có tỉ lệ lớp mẫu giáo ghép cao như Điện Biên (chiếm trên 50%), đó chính là tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục mầm non ở lớp mẫu giáo ghép.  

Trong quá trình thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non, có thể nói ngoài những khó khăn khách quan của mỗi địa phương thì khó khăn lớn nhất đối với các cô giáo đó chính là chưa có hướng dẫn thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non ở các lớp mẫu giáo ghép, trong khi đây lại là loại hình khá phổ biến đối với các địa phương khu vực miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo. Nắm bắt được khó khăn đó của cơ sở, Vụ Giáo dục Mầm non với sự hỗ trợ từ phía UNICEF đã tổ chức khảo sát thực tế tại huyện Mường Chà và huyện Điện Biên  trong tháng 10 năm 2012 để viết tài liệu và hoạt động nối tiếp lần này chính là tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho tài liệu.
 

Cô và trẻ ở lớp mẫu giáo ghép điểm bản Nậm Ty- Thanh Nưa- huyện Điện Biên

 
Phát biểu chào mừng hội thảo, bà Lò Thị Thời- Phó Giám đốc Sở nhấn mạnh: “Điện Biên rất vinh dự được Vụ Giáo dục Mầm non và tổ chức UNICEF chọn làm địa điểm khảo sát, tổ chức hội thảo góp ý tài liệu và tiếp theo là thực nghiệm tài liệu. Hội thảo lần này là một tin vui rất lớn với các địa phương có loại hình lớp mẫu giáo ghép nói chung, trong đó có Điện Biên nói riêng. Để đóng góp những ý kiến có chất lượng cho hội thảo, Sở đã kịp thời chuyển tài liệu đến các đơn vị trước khi tham dự hội thảo...”.  Đồng chí cũng đề nghị với các đại biểu, trên cơ sở đã nghiên cứu kĩ tài liệu hãy tập trung trí tuệ, tham gia đóng góp ý kiến một cách tích cực và hiệu quả nhất để góp phần vào thành công của tài liệu, sớm giải quyết được những khó khăn khi thực hiện chương trình mẫu giáo ghép tại địa phương.
 

Ông Nguyễn Minh Nhật- đại diện lãnh đạo Văn phòng dự án UNICEF

 
Phát biểu kết thúc hội thảo, ông Nguyễn Minh Nhật- đại diện lãnh đạo Văn phòng dự án UNICEF tại Hà Nội và bà Lý Thị Hằng - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non đều đánh giá rất cao sự tham gia góp ý kiến cho tài liệu của các đại biểu tỉnh Điện Biên và tin tưởng rằng với những thành công “trên cả mong đợi” sau hội thảo, các tác giả sẽ nhanh chóng chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu để đưa vào thử nghiệm tại Điện Biên ngay trong tháng 3 này./. 

Tác giả: Trần Thị Tố Uyên

Nguồn tin: Trường THPT Thanh nưa, huyện Điện Biên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập253
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm242
  • Hôm nay24,163
  • Tháng hiện tại897,803
  • Tổng lượt truy cập135,376,096
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi