banner

GDTH – Các hoạt động của Dự án tỉnh Bạn hữu trẻ em tích cực nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh vùng dân tộc, góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng thực hiện đảm bảo quyền trẻ em.

Thứ ba - 04/06/2013 20:39
Dienbien.edu.vn - Được sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, chuyên gia trong nước và Chương trình giáo dục thuộc UNICEF Việt Nam, trong tháng 4 và tháng 5 dự án tỉnh Bạn hữu trẻ em đã có một số hoạt động quan trọng đối với giáo dục Điện Biên.
Từ ngày 17/4 đến 19/4/2013 tại khách sạn Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ, hợp phần giáo dục thuộc Dự án tỉnh Bạn hữu trẻ em đã tiến hành Hội thảo – Tập huấn nghiên cứu xây dựng bản đồ ngôn ngữ các lớp học tiểu học cho 36 cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn của các phòng Giáo dục và Đào tạo.

Đây là một hoạt động mới lần đầu tiên được triển khai, sản phẩm của hoạt động là một phần mềm về bản đồ ngôn ngữ. Sản phẩm nhằm hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên có thêm cơ sở và thông tin quan trọng về việc sử dụng ngôn ngữ của học sinh cũng như giáo viên tại các trường tiểu học. Nghiên cứu này giúp cán bộ trong ngành có cơ sở hơn để ra các quyết định và lập kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục tại tỉnh. Công cụ nghiên cứu này có thể được sử dụng trong việc  lập kế hoạch và triển khai các hoạt động một cách có cơ sở và mang tính hệ thống hơn tại các địa phương có đông học sinh dân tộc.

Chuyên gia MitSue  - Trưởng phòng Giáo dục UNICEF và Bà Đinh Phương Thảo cán bộ chương trình giáo dục phát biểu tại lớp Hội thảo – tập huấn
 
Thành công của nghiên cứu chỉ có được khi các đơn vị cơ sở giáo dục cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về trường, điểm trường, nhóm học sinh dân tộc và khả năng sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Dự kiến tháng 11 năm 2013 sản phẩm phần mềm về bản đồ ngôn ngữ các lớp học tiểu học sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Cùng với hoạt động xây dựng bản đồ ngôn ngữ, việc tập huấn nội dung chuyên môn cũng được Dự án đặc biệt quan tâm, xuất phát từ tình hình thực tế toàn cấp tiểu học tỉnh Điện Biên năm học 2012-2013 có tới 595 lớp ghép, số lượng lớp ghép dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, lớp ghép chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục tiểu học của tỉnh Điện Biên, để tất cả giáo viên dạy lớp ghép trong năm học 2013 – 2014 có cách thức tổ chức, phương pháp giảng dạy tích cực.

Với sự hỗ trợ của trung tâm Giáo dục dân tộc, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, từ ngày 15/5 đến 19/5/2013 hợp phần giáo dục đã tập huấn cho 50 cốt cán của 7 đơn vị huyện, thị. Qua tập huấn đội ngũ cốt cán đã nắm sâu được các yêu cầu đó là: Quản lý và tổ chức dạy học phù hợp với giáo dục tiểu học vùng dân tộc;  Phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ở tiểu học; Xây dựng kế hoạch dạy học tích cực (kế hoạch tuần/ kế hoạch bài học); Dạy học sinh cách học, kiểm tra đánh giá học sinh dân tộc; Tổ chức trò chơi học tập cho học sinh dân tộc; Làm đồ dùng để phục vụ dạy học sinh dân tộc; Thực hành xây dựng kế hoạch dạy học tích cực; Thực hành tập giảng theo kế hoạch tuần và kế hoạch bài học.

Căn cứ điều kiện thực tế, các cốt cán đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của đơn vị trong hè 2013 theo hướng dẫn của ngành. Chúng tôi tin tưởng rằng với thuyết minh hoạt động của Dự án và sự tạo điều kiện của UNICEF, dự kiến tháng 8/2013 việc triển khai tập huấn sử dụng tài liệu lớp mẫu giáo ghép cũng sẽ được tiến hành, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục lớp mẫu giáo ghép trong các năm học tới.


Đồng chí Nguyễn Mạnh Quân – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng hợp phần giáo dục Dự án tỉnh Bạn Hữu trẻ em phát biểu tại lớp tập huấn
                                                                  
Trong tháng 5, dự án đã trang cấp 80 bộ bàn ghế phòng ăn cho các trường PTDTBT tiểu học Tỏa Tình, Tênh Phông, Ta Ma của huyện Tuần Giáo, và cấp 1000 chiếc cặp cho học sinh 3 trường PTDTBT tiểu học Tỏa Tình (Tuần Giáo), Trung Thu và Tủa Thàng (Tủa Chùa) để chuản bị cho năm học 2013-2014./. 
                                    
    Đỗ Văn Mười – Phó trưởng phòng Giáo dục Tiểu học

Tổng số điểm của bài viết là: 25 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 4.2 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập147
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm139
  • Hôm nay20,476
  • Tháng hiện tại894,116
  • Tổng lượt truy cập135,372,409
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi