banner

GDTH - VNEN số 4: Giới thiệu công tác mua sắm, đấu thầu.

Thứ hai - 24/06/2013 20:24
Dienbien.edu.vn - Từ giữa tháng 3, Ban biên tập sẽ lần lượt đăng các bài viết giới thiệu thông tin hoạt động của dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) 2013-2015 thực hiện ở giáo dục tiểu học cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng, mỗi tháng sẽ đăng từ 1 đến 2 số. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức là một trong các nội dung của dự án, rất mong nhận được sự góp ý, gửi tin bài có liên quan của các đơn vị thụ hưởng dự án VNEN. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
1. Khả năng áp dụng Hướng dẫn mua sắm đấu thầu (MSĐT) và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn của Ngân hàng thế giới
Các quy trình được nêu trong Hướng dẫn MSĐT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn của Ngân hàng thế giới áp dụng cho mọi hợp đồng về hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn được tài trợ toàn bộ hoặc một phần từ khoản viện trợ không hoàn lại cho dự án. Nói cách khác, đối với các hợp đồng được Ngân hàng thế giới tài trợ, các cơ quan thực hiện dự án phải áp dụng các quy trình MSĐT phù hợp được nêu trong Hướng dẫn MSĐT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn của Ngân hàng thế giới chứ không phải theo Luật Đấu thầu. Đối với việc đấu thầu các hợp đồng hàng hóa và công trình không được tài trợ từ khoản viện trợ không hoàn lại nêu trên, các cơ quan thực hiện dự án có thể áp dụng những quy trình khác. Ví dụ, nếu một cơ quan thực hiện dự án muốn sử dụng ngân sách của Chính phủ cho một hợp đồng nhất định, việc đấu thầu hợp đồng đó có thể tuân theo Luật Đấu thầu và những nghị định liên quan.

2. Những nguyên tắc chính trong Quy trình MSĐT
Quy trình MSĐT được các cơ quan thực hiện dự án áp dụng phải thỏa mãn những nguyên tắc: tiết kiệm và hiệu quả; cơ hội cạnh tranh công bằng cho mọi nhà thầu/tư vấn hợp lệ; khuyến khích ký kết hợp đồng và các ngành sản xuất trong nước và chuyên gia tư vấn trong nước; minh bạch; lựa chọn các tư vấn và dịch vụ chất lượng cao.

3. Tư cách pháp lý
 Ngân hàng thế giới cho phép các công ty và cá nhân từ mọi quốc gia chào hàng hóa, công trình và dịch vụ tư vấn cho các dự án được Ngân hàng thế giới tài trợ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ khi một công ty hoặc cá nhân có thể được coi là không có đủ tư cách hợp lệ để tham gia vào hoạt động MSĐT được Ngân hàng thế giới tài trợ. Trên thực tế, các cơ quan thực hiện dự án cần ghi nhớ những tình huống cụ thể có thể khiến một công ty được coi như không đủ tư cách hợp lệ tham gia vào trong việc MSĐT của dự án.

4. Liên danh và Thầu phụ/Tư vấn phụ
Bất cứ công ty nào cũng có thể đấu thầu độc lập hoặc trong một liên danh, hoặc với các công ty trong nước hoặc với các công ty nước ngoài. Nhưng Ngân hàng thế giới không chấp nhận các điều kiện của việc đấu thầu ủy thác hoặc các hình thức khác của việc liên danh ủy thác giữa các công ty. Mỗi thành viên của Liên danh cần được liên đới chung và riêng đối với việc thực hiện hợp đồng và họ phải xác nhận yêu cầu quan trọng này trong một Thỏa thuận liên danh (JVA) khi nộp hồ sơ đấu thầu. Liên danh sẽ đề cử một Đại diện có quyền thực hiện mọi công việc cho và đại diện của bất cứ và mọi thành viên của Liên danh trong quá trình đấu thầu và, trong trường hợp Liên danh được trao Hợp đồng, trong việc thực hiện hợp đồng. Hồ sơ dự thầu phải được tất cả các đối tác trong Liên danh hoặc bởi một đại diện được ủy quyền toàn quyền bởi mọi đối tác Liên danh và  bảo lãnh dự thầu cần liệt kê tên của mọi thành viên Liên danh. Liên danh có thể trong dài hạn hoặc chỉ trong thời gian hợp đồng cụ thể.
Một công ty cũng có thể quy tụ các công ty khác dưới dạng các hợp đồng phụ hoặc tư vấn phụ trong trường hợp công ty đó sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện hợp đồng và có trách nhiệm giám sát hiệu quả thực hiện của nhà thầu phụ/tư vấn phụ của công ty. Một công ty sẽ được phép tham giam vào một cuộc đấu thầu theo năng lực của một nhà thầu đơn lẻ hoặc là thành viên của một Liên danh.
5. Mua sắm không hợp lệ
Ngân hàng không thanh toán các khoản chi dưới một hợp đồng hàng hóa, công trình hoặc các dịch vụ phi tư vấn hoặc các dịch vụ tư vấn nếu Ngân hàng kết luận rằng những hợp đồng như thế: chưa được trao theo các điều kiện đã thỏa thuận của Hiệp định viện trợ và như được nêu rõ hơn trong Kế hoạch Mua sắm mà Ngân hàng thế giới không phản đối; không được trao cho nhà thầu/nhà tư vấn được quyết định là thắng thầu do sự trì hoãn có chủ ý hoặc những hành động khác của Bên nhận viện trợ dẫn tới những chậm trễ không có lý do chính đáng, hồ sơ thầu/đề xuất thắng thầu nhưng không còn khả dụng nữa hoặc sự từ chối không hợp lệ bất cứ hồ sơ thầu/đề xuất nào; hoặc có liên quan tới sự tham gia của đại diện Bên nhận viện trợ hoặc một bên nhận bất cứ phần nào của khoản Viện trợ không hoàn lại theo cách gian lận hoặc tham nhũng như được quy định.
 
6. Gian lận và Tham nhũng
 Chính sách của Ngân hàng thế giới là yêu cầu Bên nhận viện trợ (bao gồm các đơn vị thụ hưởng khoản viện trợ của Ngân hàng thế giới) cũng như các bên đấu thầu, nhà cung cấp hoặc nhà thầu và các nhà thầu phụ của họ theo các hợp đồng được Ngân hàng thế giới tài trợ, tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong khi mua sắm và thực hiện các hợp đồng như vậy. Tuân thủ theo chính sách này, Ngân hàng thế giới:

7. Xử lý các khiếu nại nhận được trong quá trình Mua sắm
Hướng dẫn MSĐT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn cho phép các nhà đấu thầu và tư vấn tự do đưa ra những khiếu nại hoặc phản đối trong quá trình mua sắm.
Đối với các hợp đồng Đấu thầu cạnh tranh trong nước, cơ quan thực hiện dự án cần thiết lập một cơ chế kháng nghị hiệu quả và độc lập cho phép các nhà đấu thầu kháng nghị và xử lý kháng nghị của họ kịp thời và cơ chế này cần được mô tả rõ ràng trong hồ sơ mời thầu. Nói chung, nhà đấu thầu có quyền khiếu nại về kết quả đấu thầu hoặc bất cứ vấn đề liên quan nào trong quá trình mua sắm bao gồm giai đoạn đánh giá thầu. Mọi khiếu nại nhận được bao gồm khiếu nại nặc danh sẽ được xử lý theo quy trình Xử lý Khiếu nại được quy định trong Chương 10 Nghị định 85/2009/ND-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu và Lựa chọn các nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Thêm vào đó, quy tắc chung, ngay khi cơ quan thực hiện dự án nhận được khiếu nại (có thể dưới dạng thư, fax, email) bất kể có tên hay nặc danh, cơ quan thực hiện dự án cần báo cáo lập tức cho Ngân hàng thế giới và để nhận khuyến nghị hoặc hướng dẫn cần thiết./.
                                                                
                 Tư vấn VNEN Phạm Thu Hà, Ngô Văn Đô

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm134
  • Hôm nay16,370
  • Tháng hiện tại364,878
  • Tổng lượt truy cập136,716,691
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi