banner

GDTH - Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật công việc thầm lặng, đáng trân trọng.

Thứ tư - 13/07/2016 20:13
Quan tâm đến trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước thể hiện rõ trách nhiệm, tính nhân văn của toàn xã hội. Trong đó, việc giáo dục hòa nhập được Bộ GD&ĐT xác định là hướng đi quan trọng nhằm đảm bảo sự bình đẳng, công bằng cho trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Việc bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong giáo dục hòa nhập là một yêu cầu mang tính trước mắt và lâu dài.
Là một tỉnh miền núi, với địa bàn rộng, dân cư không tập trung, kinh tế chậm phát triển, giao thông đi lại hết sức khó khăn. Tỉnh không có trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, xác định được thực trạng của địa phương, nhằm đảm bảo quyền được đến trường, được tham gia các hoạt động xã hội như mọi trẻ em khác. Trong những năm qua Dự án tỉnh Bạn Hữu trẻ em do UNICEF tài trợ đã không ngừng nâng cao năng lực giáo dục hòa nhập cho cán bộ quản lý, giáo viên ở tất cả các cấp học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

Trẻ em khuyết tật đến trường học hòa nhập được đối xử công bằng được tư vấn và hỗ trợ nhằm phục hồi chức năng trong điều kiện cụ thể, sớm hoà nhập với bạn bè trong lớp, trong trường; cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên luôn quan tâm, được trang bị những kĩ năng cần thiết do đó, các em xóa dần những tự ti, mặc cảm về bản thân. Dự án còn truyền thông phương pháp phối hợp với các cơ sở y tế và các ban ngành liên quan tổ chức điều tra, thống kê số liệu học sinh khuyết tật trong độ tuổi đi học của các xã, phường, thị trấn; phân loại các dạng tật và mức độ khuyết tật của trẻ theo quy định để tìm các phương pháp giáo dục hiệu quả; chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục hoà nhập cho học sinh khuyết tật ngay từ đầu năm học ở các huyện, các trường; tăng cường chỉ đạo thực hiện điều chỉnh nội dung, phương pháp, đồ dùng dạy học...một cách linh hoạt, phù hợp với học sinh khuyết tật; tổ chức khảo sát khả năng, nhu cầu của trẻ để ra quyết định giảm nhẹ yêu cầu học tập cho học sinh khuyết tật; phân công chuyên môn hợp lý với khả năng và năng lực của giáo viên; sắp xếp biên chế  học sinh ở các lớp có học sinh học khuyết tật hòa nhập đúng theo quy định; thực hiện giảm tiết cho giáo viên dạy các lớp có học sinh khuyết tật; phối hợp với các ban, ngành, đại diện cha mẹ học sinh rà soát và vận động các đối tượng học sinh khuyết tật ra học hoà nhập; thực hiện công tác xã hội hóa huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, dụng cụ, thiết bị cho từng loại tật; tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục hoà nhập ở các huyện, trường theo từng học kỳ, năm học. Đánh giá học sinh khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh khuyết tật.


Học sinh khuyết tật hệ vận động trường THCS Hừa Ngài, huyện Mường Chà đạt thành tích cao trong học tập các môn văn hóa,được nhận phần thưởng lễ tổng kết năm học 2015-2016
 
Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, xuất phát từ thực tế và sự hỗ trợ tích cực từ chương trình Dự án tỉnh BHTE do UNICEF tài trợ từ nhiều năm nay, bằng nhiều hình thức, biện pháp, công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở tỉnh Điện Biên nói chung có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện ngày càng có hiệu quả sự bình đẳng, công bằng trong giáo dục, đảm bảo được quyền trẻ em. Nhiều học sinh khuyết tật có thể hoàn thành chuẩn kiến thức, kĩ năng một số môn học; đa số cán bộ quản lí, giáo viên đã nhận thức đúng tầm quan trọng của việc quan tâm, giáo dục trẻ khuyết tật; công tác giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật, nhìn chung, đã có những đầu tư cơ bản về phương pháp giáo dục, cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ học sinh trong việc hoà nhập trong các nhà trường; chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Điều chỉnh chương trình, kiến thức phù hợp với trình độ tiếp thu của học sinh khuyết tật; lựa chọn những giáo viên có năng lực, nhiệt tình, tâm huyết dạy các lớp có học sinh khuyết tật học hòa nhập; tổ chức tập huấn, chuyên đề, hội thảo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học, giáo dục học sinh khuyết tật học hòa nhập. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế cần tiếp tục được quan tâm: học sinh khuyết tật gồm nhiều loại tật nên khó khăn trong tổ chức dạy học, giáo dục, chất lượng giáo dục hạn chế; việc xác định các loại tật, do nhiều nguyên nhân, gặp nhiều khó khăn; chưa có nhiều chính sánh để hỗ trợ, động viên cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập; một số gia đình của học sinh khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn, nhận thức chưa thật sự đầy đủ nên sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục trẻ khuyết tật chưa thật sự hiệu quả; cơ sở vật chất, kỹ năng, phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật còn hạn chế, nhất là việc giúp người học rèn luyện, phục hồi chức năng, can thiệp sớm.

Để công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trong những năm tới đạt kết quả cao, ngoài sự giúp đỡ của các chương trình, dự án, ngành giáo dục tỉnh Điện Biên tiếp tục tập trung làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, chỉ đạo công tác phối hợp có hiệu quả giữa ngành Giáo dục với các cấp, các ngành; tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên bằng nhiều hình thức về công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật; thực hiện chương trình, nội dung giáo dục hòa nhập một cách linh hoạt trên cơ sở điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng khuyết tật.

Công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật là một việc làm khó khăn, ngoài các giải pháp nêu trên, mỗi người cần có một tấm lòng yêu thương, một sự kiên trì nhẫn nại, trân trọng sự tiến bộ, dù nhỏ, của các em.  
 
Điện Biên tháng 7/2016

Tác giả: Đỗ Văn Mười – Phòng GDTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm264
  • Hôm nay14,507
  • Tháng hiện tại535,325
  • Tổng lượt truy cập136,887,138
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi