banner

GDTH: Một số thành tích nổi bật của giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên năm học 2015-2016.

Thứ tư - 03/08/2016 04:23
Năm học 2015 - 2016 đã kết thúc, nhìn lại một năm học với nhiều nỗ lực cố gắng của các cấp quản lí giáo dục, các nhà trường, giáo dục tiểu học tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả góp phần vào quá trình phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cấp tiểu học trên phạm vi toàn tỉnh.
1. Hệ thống trường, lớp, học sinh tiểu học năm học 2015 -2016

Tổng số trường: 175 trường, ngoài ra có 3 trường THCS có lớp tiểu học với  3.151 lớp; 64.342 học sinh. tăng 997 học sinh so với cuối năm học 2014 - 2015.

Tổng số trường dạy 2 buổi/ ngày: 172 trường: 3.021 lớp: 62.386 học sinh (96,5%) tăng 8,1%  so với năm học 2014 - 2015.

Tổng số trường Phổ thông DTBT TH: 64 trường: 927 lớp: 17,135 học sinh, tăng 11 trường so với năm học 2014-2015.

Có 13.425 học sinh nội trú trong đó: 7.427 h/s thuộc 64 trường PTDTBT TH.

2. Có 99 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trong đó: 85 trường đạt chuẩn mức độ 1 và 14 trường đạt chuẩn mức độ 2.

Tính đến hết năm 2015- 2016, tỉnh Điện Biên đã Có 99/175 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 85 trường mức độ 1 và 14 trường mức độ 2 (tăng 6 trường so với năm học 2014-2015). Các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia được phân bố tại 10/10 huyện, thị, thành phố của tỉnh (phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên 35 trường; thành phố Điện Biên Phủ 7 trường; Tuần Giáo 20 trường; Mường Chà 9 trường; Mường Ảng 8 trường; Thị xã Mường Lay 3 trường; Nậm Pồ 6 trường; Điện Biên Đông 7 trường; Tủa Chùa 3 trường; Mường Nhé 1).

3. Triển khai hiệu quả Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN).

Năm học 2015-2016 là năm học thứ ba tỉnh Điện Biên chỉ đạo thực hiện dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam tại 68 trường tiểu học (987 lớp; 19.004 học sinh) và 55 trường nhân rộng (580 lớp; 12.145 học sinh) thuộc 10 huyện, thị xã, thành phố được chọn để triển khai thí điểm Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN).

Qua ba năm áp dụng phương pháp học tập mới, các em học sinh đã quen với phương pháp tự học và đặc biệt là các em phát triển khá đồng đều, mỗi học sinh có thể phát huy hết vai trò cũng như khả năng của mình, mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong việc giao tiếp. Hiện tại các em đã thích nghi với môi trường học tập mới và đây là điều kiện thuận lợi để các em phát huy được tính độc lập, sự chủ động của mình trong việc tiếp thu kiến thức mới.

3Chương trình đảm bào chất lượng trường học (SEQAP)

 Năm học 2015-2016 cũng là năm kết thúc Dự án, tỉnh Điện Biên với 40 trường tiểu học tham gia Dự án SEQAP đã có 36 trường đạt chuẩn quốc gia (90%) trong đó có 32 trường mức độ 1 và 4 trường mức độ 2; có 40/40 trường có học sinh học 2 buổi/ngày với 15.211/15.211 học sinh (100%); tỷ lệ học sinh bán trú ăn trưa tại trường tăng lên, có 9.532/15.221 học sinh ăn trưa, trong đó 5.735 học sinh được Dự án hỗ trợ, 3.797 học sinh ăn trưa từ việc huy động xã hội hóa. Trong năm học đã tổ chức tập huấn cho 116 cán bộ quản lý 847 giáo viên về Quản lý dạy học ở trường tiểu học dạy học cả ngày; Hướng dẫn lập kế hoạch dạy học cả ngày; Hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; Tập huấn cho 154 cán bộ quản lý giáo viên về hướng dẫn sinh hoạt sư phạm chuyên đề và dạy tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục; 1.439 lượt cán bộ giáo viên các trường tham gia Seqap được tập huấn vê Hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức câu lạc bộ trong trường tiểu học dạy học cả ngày; 150 cán bộ, giáo viên về sinh hoạt chuyên môn theo hướng lấy học sinh làm trung tâm; hơn 300 cán bộ giáo viên về nội dung đánh giá tập huấn.

4. Tiếp tục chỉ đạo hiệu quả dạy tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục

 Năm học 2015-2016 là năm học thứ hai, tỉnh Điện Biên chỉ đạo dạy tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục tại 8/10  huyện (Điện Biên, Mường Ảng, Mường Chà, Mường Nhé, Nậm Pồ, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Điện Biên Đông) với 65 trường, 194 lớp, 3712 học sinh (tăng 28 trường, 96 lớp, 1.864 học sinh so với năm học 2014-2015). Với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên và sự kiểm tra, tư vấn về phương pháp của nhóm hỗ trợ kĩ thuật dạy học (do Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập) đã giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện tại cơ sở; tổ chức tập huấn về phương pháp dạy học cho cán bộ quản lí và giáo viên các trường tham gia; kiểm tra, rà soát chất lượng vào các thời điểm cuối kì I và cuối năm học, chính vì vậy chất lượng môn Tiếng Việt - CNGD được nâng lên, trong đó: hoàn thành 99,5% chưa hoàn thành 0,5%.

5. Công tác Phổ cập GDTH ĐĐT

Thực hiện mục tiêu và kế hoạch phổ cập GDTH đúng độ tuổi, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị tích cực tham mưu với UBND các cấp xây dựng và thực hiện kế hoạch. Tính đến nay, có 10/10 huyện, thị, thành phố đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 1. Số xã, phường, thị trấn duy trì đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 1: 130/130 đạt 100%. Có 10/10 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2. Số xã đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2: 124/130 (95,4%). Tăng 4 huyện và 14 xã. Điều đặc biệt vinh dự, năm học này tỉnh Điện Biên (tỉnh thứ) được đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công nhận tỉnh Điện Biên đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục tiểu học  mức độ 2.

6. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên ổn định về số lượng và nâng cao về trình độ và chất lượng.

 Năm học 2015-2016, với tổng số cán bộ quản lý, giáo viên 5.211 người trong đó: Cán bộ quản lý 479; giáo viên 4.655 (giáo viên Âm nhạc 154; Mĩ Thuật 144; Thể dục 209; Tin học 74; Tiếng Anh 128). Tổng phụ trách đội 77. Trình độ đào tạo của đội ngũ được nâng lên:

Số cán bộ quản lí: 479, trong đó trên chuẩn 461/479 (96,2%); đạt chuẩn 18/479 (3,8%).

Số giáo viên và chuyên trách Đội 4732 trong đó trên chuẩn 3687/4732 (77,9%); đạt chuẩn 1043/4732 (22,1%).

Đội ngũ giáo viên toàn ngành ổn định, tỉ lệ giáo viên/lớp 4732/3151 đạt 1,50. Trình độ đào tạo của của đội ngũ giáo viên được nâng lên đáp ứng yêu cầu dạy và học của cấp học.

Công tác quản lý trường học có nhiều cải tiến và đạt hiệu quả cao, Tỉ lệ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được đánh giá xếp loại Xuất sắc theo Chuẩn hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng đạt tỉ lệ cao (70,1%); giáo viên được đánh giá xếp loại Xuất sắc theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học đạt 33,3%. Tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp đạt 61,1%.

7. Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020.

 Thực hiện Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh phổ thông giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Năm học 2015-2016 Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo dạy tiếng Thái và tiếng Mông tại các trường tiểu học với số lượng: Tiếng Mông đạt 175 lớp 4.028/4.016 học sinh; 1.028 học sinh; tiếng Thái đạt 134 lớp 2.719 học sinh. Việc dạy tiếng Thái, tiếng Mông trong các trường tiểu học tỉnh Điện Biên không những bảo tồn tiếng nói, chữ viết dân tộc mà còn góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Với những kết quả đã đạt được nêu trên sẽ là tiền đề để giáo dục tiểu học Điện Biên ngày càng ổn định và phát triển bền vững. 

Nguồn tin: Trường THPT Thị xã Mường Lay

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm124
  • Hôm nay17,001
  • Tháng hiện tại862,208
  • Tổng lượt truy cập135,340,501
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi