Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh: Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, Bộ GDĐT đã ban hành Kế hoạch 56/KH-BGDĐT chỉ đạo 63 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020. Chuyên đề nhằm bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Chuyên đề này nhằm tạo ra 3 chuyển biến căn bản đối với GDMN: Xây dựng môi trường giáo dục học mà chơi; Tạo sự chuyển biến trong năng lực của giáo viên và cán bộ quản lý trong đổi mới giáo dục và chăm sóc trẻ; Tạo sự chuyển biến trong sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc tổ chức hoạt động giáo dục, chăm sóc trẻ em mầm non.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu tại Hội thảo Sau 5 năm, toàn quốc có 18.970/31.375 cơ sở GDMN triển khai thực hiện chuyên đề. Kết quả đánh giá cụ thể:
62,1% số cơ sở GDMN đạt mức độ 4 ở nhóm tiêu chí “Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học”;
63,1% số cơ sở GDMN đạt mức độ 4 ở nhóm tiêu chí về “Xây dựng kế hoạch giáo dục”;
62,5% số cơ sở GDMN đạt mức độ 4 ở nhóm tiêu chí về “Đổi mới tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ”.
Ở nhóm tiêu chí “Đánh giá sự phát triển của trẻ”, 60,5% số cơ sở GDMN đạt mức độ 4;
Và có 68,6% số cơ sở GDMN được đánh giá đạt mức độ 4 ở nhóm tiêu chí “Công tác tuyên truyền, phối hợp, tạo sự thống nhất giữa cơ sở GDMN, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Tại Hội nghị, Bộ GDĐT đã tặng Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chuyên đề. Tỉnh Điện Biên có 3 tập thể được Bộ GDĐT khen thưởng (Trường MN Xã Thanh Xương huyện Điện Biên, trường Mầm non 20/10 thành phố Điện Biên Phủ, trường Mầm non Sơn Ca huyện Tủa Chùa).
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT cho các tập thể triển khai hiệu quả chuyên đề Phát biểu kết luận Hội nghị, Vụ trưởng Vụ GDMN đề nghị các địa phương tiếp tục quan tâm: Nhân rộng các mô hình điểm của tỉnh về việc thực hiện chuyên đề; Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện chuyên đề tại các cơ sở GDMN; Kết hợp các nguồn lực đảm bảo các điều kiện để thực hiện chương trình GDMN, chú trọng các nguồn lực tại địa phương, đặc biệt đảm bảo tối thiểu 02 giáo viên/lớp; Đẩy mạnh công tác truyền thông và phói hợp với cha mẹ trẻ em để thực hiện tốt chuyên đề; Tổ chức các hội nghị tuyên dương các điển hình tiên tiến trong GDMN để chuyên đề tiếp tục được triển khai sâu hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.