banner

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn kỹ năng xử lý tình huống cho GVMN trong chăm sóc giáo dục trẻ

Chủ nhật - 25/08/2019 23:28
Dienbien.edu.vn- Trong 02 ngày (19-20/8/2019), tại Hà Nội, Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GDĐT) tổ chức tập huấn chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý mầm non với các chuyên đề: hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non; tập huấn kỹ năng xử lý tình huống cho GVMN trong chăm sóc giáo dục trẻ; tập huấn E-learning cho đội ngũ giáo viên mầm non.

Tiết mục văn nghệ chào mừng lớp tập huấn của các bé Trường mầm non thực hành Hoa Sen

Tham dự và chỉ đạo lớp tập huấn có Bà Lý Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, các giảng viên lớp tập huấn và trên 120 đại biểu là lãnh đạo, chuyên viên các Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý, giáo viên của 32 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
Như chúng ta đã biết, giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, ngôn ngữ và thẩm mỹ của trẻ để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Đây là lứa tuổi đang hình thành nền tảng đầu tiên của nhân cách, vì vậy khi chăm sóc, giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cần phải am hiểu sâu sắc về đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non, biết tận dụng tình huống, coi tình huống sư phạm là nội dung, phương pháp, phương tiện giáo dục trẻ. Hiện nay, bên cạnh những giáo viên có kinh nghiệm giải quyết các tình huống sư phạm một cách phù hợp và hiệu quả thì vẫn còn những giáo viên lúng túng trong cách ứng xử, thiếu kỹ năng giải quyết tình huống phù hợp hoặc lạm dụng uy quyền để trấn áp trẻ, dẫn đến những phản ứng ngược từ phía trẻ, gia đình và xã hội. 
Phát biểu tại lớp tập huấn bà Lý Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non yêu cầu các đại biểu nghiêm túc tiếp thu nội dung các chuyên đề đã được Ban tổ chức xây dựng vì đây là những chuyên đề quan trọng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã mời chuyên gia có kinh nghiệm xây dựng nội dung này cho giáo viên cốt cán ở địa phương để triển khai tốt hơn ở các cơ sở giáo dục mầm non, cụ thể:

Bà Lý Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non phát biểu tại lớp tập huấn
Nội dung hỗ trợ trường mầm non trong việc tổ chức phối hợp với cha mẹ trẻ là mảng hiện nay còn hạn chế trong giáo dục mầm non ở Việt Nam. Nếu không có sự phối hợp tốt giữa cha mẹ trẻ và nhà trường, không có sự thống nhất về nội dung, phương pháp và mục tiêu giáo dục thì rất khó nâng cao chất lượng chăm sóc các cháu.
Ví dụ, ở trường các cô giáo dục và rèn tính tự lập cho các cháu nhưng về nhà bố mẹ lại nuông chiều thì khó đạt được mục tiêu giáo dục. Nếu có sự thống nhất giữa nhà trường và gia đình thì việc giáo dục, chăm sóc các cháu sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của giáo viên là một trong những nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng bạo hành, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Các tình huống sảy ra nếu giáo viên có nghiệp vụ tốt thì không thành vấn đề, không tạo áp lực; nhưng nếu giáo viên không có kỹ năng giải quyết tình huống sẽ tạo nên những áp lực rất lớn - đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo hành trẻ. Muốn giảm áp lực cho giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang phối hợp với Bộ Nội vụ, các địa phương, Bộ ban ngành khác để từng bước hỗ trợ bố trí đủ giáo viên theo quy định. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực cho giáo viên trong vấn đề chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một cách nhằm giảm áp lực cho giáo viên.

Các đại biểu tham dự tập huấn

Tập huấn E-learning cho đội ngũ giáo viên mầm non: Để nâng cao năng lực giáo viên thì việc tự học là căn bản, hiện nay các đợt tập huấn không thể tập huấn đến từng giáo viên được cho nên chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo là tài liệu hóa những hướng dẫn của Bộ. Những tài liệu hướng dẫn nếu chỉ đi theo con đường xuất bản thì nhiều giáo viên không tiếp cận được, nên theo chủ trương của Bộ trưởng là các cấp học phải đẩy mạnh cung cấp dữ liệu trên mạng, e-learning cho giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng.
Đoàn bộ quản lý và giáo viên tỉnh Điện Biên tham dự tập huấn có 04 thành viên, trong đó có chuyên viên phòng GDMN của Sở, cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý trường mầm non.
Các nội dung tiếp thu được qua đợt tập huấn sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng tại địa phương thông qua lớp bồi dưỡng tại tỉnh./.

Tác giả: Nguyễn Thị Huệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập135
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm110
  • Hôm nay22,730
  • Tháng hiện tại254,785
  • Tổng lượt truy cập136,606,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi