banner

Một số nguyên nhân trẻ tự kỷ cần lưu ý

Thứ hai - 15/07/2019 21:02
Dienbien.edu.vn - Hiện nay, tự kỷ đang là một căn bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng nhất là ở trẻ em, qua khảo sát ở khu vực thành phố Điện Biên Phủ, hầu như trường nào cũng có một tỉ lệ nhất định, nhiều trường có số trẻ tự kỷ khá cao như mầm non Hoa Ban, Hoa Hồng, 7/5, 20/10... Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ tự kỷ?
Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tự kỷ mà cha mẹ cần biết để phòng ngừa và ngăn chặn chúng xảy ra với con em mình.
Anh 1 gio hoc
Giờ học của các cháu tại Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật tỉnh Đăk Lăk
Mẹ lúc mang thai bị căng thẳng, mệt mỏi
Giai đoạn trong bụng mẹ chính là thời kỳ mà bé chịu ảnh hưởng toàn bộ từ mọi tác động tâm lý cho đến thực phẩm cung cấp vào. Nghiên cứu khoa học đã cho thấy những phụ nữ khi mang thai có tâm trạng vui vẻ hoạt bát khi sinh con thường khỏe mạnh và lanh lợi. Trái lại những người đau buồn, khóc nhiều thường sẽ khiến em bé sinh ra ít nói, nét mặt buồn, thậm chí là tự kỷ. Hãy tránh những nguyên nhân làm trẻ tự kỷ tốt nhất có thể.
Gia đình thiếu quan tâm
Một trong những nguyên nhân trẻ tự kỷ chính là do thiếu đi sự quan tâm, chăm lo tình thương yêu từ phía gia đình. Trong xã hội tất bật như hiện nay, hầu hết cha mẹ đều bận rộn với vấn đề cơm áo gạo tiền mà đôi khi quên đi việc chăm sóc cho con trẻ. Điều này dẫn đến tình trạng bé cảm thấy lạc lõng trong chính ngôi nhà của cha mẹ, cảm thấy không được bố mẹ yêu thương, quan tâm chăm sóc.
Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm
Một môi trường trong lành và sạch sẽ luôn đem lại tâm trạng dễ chịu hơn là không khí hôi thối bẩn thỉu. Những người phải sống thời gian dài trong những môi trường ô nhiễm, thiếu ánh sáng thường có tâm trạng u uất, không vui vẻ, có thể mỏi mệt và ngại giao tiếp với xã hội. Điều này đúng cho cả trẻ em và có dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng nặng nhất ở trẻ em bởi hầu hết đa phần trẻ con thường dành nhiều thời gian sinh hoạt tại nhà. Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng tạo môi trường trong lành hơn trong gia đình cho con trẻ, chẳng hạn chú ý trang trí nhà cửa, trồng cây xanh, cây cảnh,…
Cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh, máy tính hoặc xem tivi quá nhiều
Thiết bị công nghệ hiện đại đang lấy đi quá nhiều tuổi thơ của trẻ em trên toàn thế giới nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Hầu hết chúng chỉ yêu thích việc cắm mặt vào màn hình điện thoại, máy tính hay tivi hàng giờ liền để xem phim, nghe nhạc mà không hề muốn trò chuyện với bất cứ ai bên ngoài. Sự yên tĩnh này của bé sẽ thật sự là một hồi chuông báo động nguy hiểm cho chứng tự kỷ và hơn ai hết phụ huynh cần là người luôn bên cạnh con để giới hạn chừng mực thời gian sử dụng thiết bị điện tử và tăng nhu cầu vận động giao tiếp của con trẻ.
Anh 2 gio an
Giờ ăn của các cháu tại Trung tâm
 Phục hồi chức năng và Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Cao Bằng.

Gây áp lực đối với trẻ
Nhiều áp lực vô hình xuất phát từ mong muốn của cha mẹ hoặc yêu cầu khắt khe từ thầy cô cũng là nguyên nhân trẻ tự kỷ. Đó có thể là áp lực về thành tích, điểm số hay buộc phải chiến thắng trong những cuộc thi, bị ép buộc phải học tập những môn không yêu thích, học thêm quá nhiều,… điều này khiến các bé cảm thấy mỏi mệt và chán nản với cuộc sống hiện tại, từ đó thu mình vào thế giới riêng, mặc kệ chuyện gì xảy ra bên ngoài. Vì thế cha mẹ hãy giành thời gian trò chuyện, làm bạn với con nhiều hơn, chia sẻ với con nhiều hơn.
So sánh khiến trẻ tự ti
Nhiều cha mẹ thường so sánh con mình với “con nhà người ta”. Trẻ con có tính hiếu thắng rất cao vì vậy mà việc đem con ra so sánh hoặc thường xuyên chê bai con trước mặt người lạ sẽ thường khiến bé nảy sinh tâm lý mặc cảm, từ đó rụt rè và ngại giao tiếp với mọi người. Đó cũng là một trong số những nguyên nhân trẻ tự kỷ hiện nay. Trẻ con dù là con nít nhưng vẫn hiểu được lời nói, thái độ của người lớn dành cho chúng, thế nên thay vì cứ mãi đem sự tài giỏi của những đứa trẻ hàng xóm ra làm áp lực cho con thì hãy động viên bé từ những cố gắng nhỏ nhất để bé thoát khỏi những mặc cảm của chính mình.
Giữ con trong nhà quá nhiều, hạn chế giao tiếp
Nhiều bậc phụ huynh vì quá lo lắng cho sự an toàn của con mà thường giữ con quanh quẩn trong nhà, cũng có gia đình khi trẻ còn nhỏ thường để trẻ ở nhà với ông bà, ít giao tiếp với xung quanh hoặc cá biệt có gia đình để trẻ ở nhà một mình khóa cửa lại cho trẻ tự chơi một mình… Tuy nhiên như vậy sẽ hạn chế rất lớn tới việc hình thành và phát triển ngôn ngữ của bé. Bé sẽ trở nên nhút nhát khi gặp người lạ, sợ đám đông, nói không trôi chảy và hình thành thói quen chỉ muốn ở một mình.
Trẻ không có bạn bè, anh em cùng trang lứa
Chứng tự kỷ thường sẽ xuất hiện nhiều nhất ở những gia đình chỉ có duy nhất một đứa con, trẻ ở khu vực thành phố, các gia đình hàng xóm thường ít giao tiếp với nhau, do đó trẻ thiếu anh em, bè bạn để cùng chơi đùa. Đừng nghĩ rằng bạn thuê về một giúp việc chăm chỉ là đủ bởi lẽ giữa trẻ con và người lớn luôn có một khoảng cách rất xa và người giúp việc không thể cùng con bạn đồng hành trong những trò chơi con nít ngớ ngẩn được. Hãy sinh thêm em bé hoặc cho con tham gia vào các hoạt động ngoại khóa cùng bạn bè để tăng khả năng giao tiếp và vận động của bé.
Anh 3 choi cung tre
Giờ chơi tại phòng Tâm vận động của các cháu tại Trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật tỉnh Đăk Lăk

Bị đe dọa, bạo lực, xâm hại
Trẻ em khi bị đe dọa, bạo lực, xâm hại cũng thường có xu hướng thu mình lại bởi chúng sợ bị trách phạt, bị mất an toàn. Nếu cảm thấy con bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu im lặng, cúi gằm mặt, chống đối giận dữ khi nhắc đến vấn đề đi học hoặc một người nào đó thì hãy luôn dành thời gian tìm hiểu lý do nhé, rất có thể bé đang bị đe dọa bởi một mối nguy hiểm vô hình nào đó mà không dám nói ra. Kéo dài tình trạng này trong thời gian dài sẽ nhanh chóng dẫn đến căn bệnh tự kỷ.
Trẻ em giống như một cái cây non nớt, rất hồn nhiên cũng rất dễ tổn thương. Các bậc cha mẹ, thầy cô cần dành nhiều thời gian hơn cho trẻ, chơi cùng trẻ, bên cạnh an ủi và động viên khi trẻ gặp khó khăn để trẻ luôn hòa đồng, năng động và phát triển bình thường, hãy tìm hiểu những nguyên nhân trẻ tự kỷ để chủ động phòng tránh, xây dựng một môi trường sống lành mạnh, vì tương lai tươi đẹp của trẻ em./.

Tác giả: Trần Thị Tố Uyên

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm146
  • Hôm nay30,497
  • Tháng hiện tại802,578
  • Tổng lượt truy cập135,280,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi