banner

GDTH – Hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số

Thứ hai - 09/10/2017 05:04
Trong hai ngày 4-5 tháng 10 năm 2017, tại tỉnh Hòa Bình, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số. Đến dự chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đồng chí lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non, Vụ Giáo dục Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tham dự Hội thảo còn có các chuyên gia Giáo dục, các thầy cô giáo đến từ các Vụ, Viện, đại diện lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên đến từ 17 tỉnh khu vực phía Bắc và miền Trung.
1
Đồng chí Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo Hội thảo
 
Hội thảo là dịp để các cấp quản lý, các chuyên gia Giáo dục, giáo viên hai cấp học cùng trao đổi về các vấn đề để tăng cường tiếng Việt cho trẻ, đồng thời đây cũng là dịp giúp cấp học Mầm non, Tiểu học cùng thảo luận về lĩnh vực tăng cường tiếng Việt cho trẻ, góp phần khắc phục những khó khăn về rào cản ngôn ngữ cho trẻ em mầm non, học sinh vùng dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng dạy – học.

Đối với cấp Tiểu học, trong hai ngày tổ chức Hội thảo, các đại biểu tham dự đã được nghe các tham luận của các địa phương trong công tác thực hiện Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số. Các tham luận tập trung vào các nhóm giải pháp: Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi bước vào lớp 1 và xây dựng môi trường tiếng Việt trong nhà trường; giải pháp tăng cường tiếng Việt bằng tăng thời lượng và dạy học tiếng Việt 1 – CNGD; giải pháp tăng cường tiếng Việt thông qua việc hình thành thói quen đọc; giải pháp tăng cường tiếng Việt thông qua các môn học và hoạt động giáo dục; giải pháp tăng cường tiếng Việt thông qua tổ chức các hoạt động ở lớp ghép; tăng cường tiếng Việt thông qua các hoạt động giao lưu tiếng Việt,…
2
Các đại biểu tham dự Hội thảo
 
Đoàn cán bộ, giáo viên tỉnh Điện Biên tham dự Hội thảo và phát biểu chia sẻ với tham luận: Kinh nghiệm dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc ở các lớp ghép. Điện Biên là tỉnh miền núi cao, biên giới, điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 80,3%, vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số nói chung học sinh dân tộc thiểu số tại các lớp ghép của tỉnh còn nhiều hạn chế. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 đến 2020 định hướng đến 2025, trên cơ sở kế hoạh của tỉnh, các phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành kế hoạch tăng cường Tiếng Việt cho các địa phương theo giai đoạn và từng năm. Đối với cấp tiểu học, thực hiện dạy tăng cường tiếng Việt cho các khối lớp thông qua việc lồng ghép vào môn Tiếng Việt trong giờ chính khóa; thực hiện riêng biệt trong tiết tăng cường tiếng Việt đối với lớp học 2 buổi/ngày và thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học số tiết cụ thể:
Nội dung Số tiết tăng cường tiếng việt
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Ngữ âm 105 70 45 45 45
Từ vựng 35 35 35 35 35
Ngữ pháp 35 35 25 25 25
Tập làm văn 0 35 35 35 35
Tổng số 175 175 140 140 140
Nội dung phần ngữ âm, từ vựng, Ngữ pháp, Tập làm văn bao gồm: Phần ngữ âm gồm các nội dung về Âm và chữ cái, thanh điệu và dấu ghi thanh điệu. Một số quy tắc chính tả (c/k, g/gh, ng/ngh). Cấu tạo của vần, cấu tạo của tiếng. Phần từ vựng thực hiện mở rộng vốn từ cho học sinh dân tộc theo một số chủ điểm: Từ ngữ về nhà trường, gia đình, thiên nhiên, đất nước.
3
Sử dụng cây từ vựng trong thảo luận nhóm ở trường Tiểu học Chà Cang, Nậm Pồ
 
Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) về cuộc sống thiếu nhi trong trường học, gia đình; thế giới tự nhiên và xã hội xung quanh). Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu) về lao động sản xuất, văn hóa, xã hội, bảo vệ Tổ quốc. Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và một số từ Hán Việt thông dụng) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về phẩm chất con người). Từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt) về tự nhiên, xã hội, con người (chú trọng từ ngữ về quyền và nghĩa vụ công dân, quyền trẻ em, tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường). Sơ giản về từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

Ngữ pháp: Dấu chấm, dấu chấm hỏi. Nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay). Các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. Câu kể, câu hỏi. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phấy. Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất. Câu trần thuật đơn và hai bộ phận chính của câu. Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm. Danh từ, động từ, tính từ. Câu đơn và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Các kiểu câu (câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến). Từ loại (đại từ, quan hệ từ). Sơ giản về câu ghép và một số kiểu câu ghép.

Tập làm văn: Bổ sung kiến thức cho học sinh về đoạn văn và nội dung của đoạn văn. Một số nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu; đáp lời chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi). Bố cục của văn bản, một số nghi thức giao tiếp chính thức trong sinh hoạt ở trường, lớp (thư, đơn, báo cáo, thông báo). Kết cấu ba phần của bài văn kể chuyện và miêu tả (mở bài, thân bài, kết bài). Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả. Đoạn văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, cây cối, con vật). Bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). Một số văn bản thông thường: đơn, thư, tờ khai in sẵn. Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận; thư đơn. Sơ giản về liên kết câu, đoạn văn. Văn miêu tả (tả người, tả cảnh). Văn bản thông thường: đơn, báo cáo thống kê, biên bản, chương trình hoạt động. Một số quy tắc giao tiếp trong trao đổi, thảo luận.
4
Thư viện thân thiện ở trường PTDTBT Tiểu học Chà Tở, Nậm Pồ
 
 Để việc dạy học tiếng Việt cho học sinh các lớp ghép có hiệu quả Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp có hiệu quả như: giáo viên dạy học theo hướng phân hóa các đối tượng học sinh, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học; khuyến khích giáo viên tăng cường làm đồ dùng dạy học; xây dựng đội ngũ cốt cán tăng cường hỗ trợ về chuyên môn; có những giải pháp cụ thể cho từng phân môn,…

Tin tưởng cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc tích cực chủ động của các cấp các Ngành, các địa phương việc triển khai dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên sẽ ngày càng có chiều sâu, thiết thực và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt, gìn giữ vốn văn hóa và sự trong sáng giàu đẹp của tiếng Việt.

Tác giả: Phan Bá Hiền

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay41,262
  • Tháng hiện tại910,429
  • Tổng lượt truy cập137,262,242
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi