banner

GDTH – Xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa, huyện Nậm Pồ

Thứ hai - 09/10/2017 05:10
Xác định giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa, huyện Nậm Pồ đã tích cực đầu tư cơ sở vật chất, chăm lo sự nghiệp giáo dục tại địa phương, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
1
Giáo viên và phụ huynh lao động láng sân trường
 
Trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa có 17 lớp, 316 học sinh, 4 điểm trường, được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2010. Trường vinh dự được UBND tỉnh Điện Biên tặng cờ thi đua năm 2014. Năm học 2017-2018 trường phấn đấu đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, duy trì đạt chuẩn Phổ cập GDTH mức độ 3, đạt chuẩn Phổ cập XMC mức độ 2. Ngay sau khi xã có chủ trương xây dựng nông thôn mới, nhà trường đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể xã làm tốt công tác tuyên truyền, huy động các nguồn lực xã hội và sự ủng hộ tích cực của các tầng lớp nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho nhà trường.
2
Nhân dân địa phương và giáo viên tham gia san nền nhà lớp học
Trong năm học 2016-2017, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 2.000 ngày công lao động xây dựng trường lớp học, sửa chữa mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy học; kêu gọi vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đóng góp với tổng số tiền ban đầu gần 200 triệu đồng. Với mục tiêu nhà nước và nhân dân cùng làm trong xây dựng nông thôn mới, nhân dân xã Chà Nưa đã đóng góp gần 1.000 ngày công lao động, vận chuyển hơn 45m3 đá hộc xây kè khu vui chơi, giải trí cho học sinh sau những giờ học căng thẳng; UBND xã đã huy động nhân dân góp ngày công lát gạch sân trường trung tâm 700m2. Bên cạnh đóng góp ngày công lao động, nhân dân xã còn đóng góp số tiền làm thư viện ngoài trời cho học sinh và tu sửa nhỏ cơ sở vật chất đã xuống cấp.
 
3
Phụ huynh ủng hộ đá xây kè khu vui chơi
 
Vừa là cơ quan tham mưu, vừa là cơ quan tổ chức thực hiện các mục tiêu Nghị quyết của cấp Ủy, chính quyền địa phương về Tiêu chí 5 và 14 trong chương trình xây dựng nông thôn mới, trường PTDTBTTH Chà Nưa đã tham mưu những giải pháp trọng tâm như: Phối hợp với MTTQ cùng các tổ chức chính trị-xã hội làm tốt công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận trong nhân dân; tham mưu UBND xã, Phòng GD&ĐT huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho nhà trường; phối hợp với Mặt trận tổ quốc xã và các tổ chức, đoàn thể tham mưu cho cấp Ủy, chính quyền phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các ban, ngành, đoàn thể của xã; phân cấp trách nhiệm cụ thể từ xã đến trường học; xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia theo sát lộ trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.    

Với sự nỗ lực của nhà trường và chính quyền, nhân dân địa phương đã góp phần hoàn thành một số tiêu chí nông thôn thôn mới của xã Chà Nưa. Tính đến tháng 7 năm 2017, Chà Nưa đã đạt 10 tiêu chí, và có 7 tiêu chí sẽ sớm đạt được trong thời gian tới, có 2 tiêu chí sẽ tiếp tục phấn đấu đạt trước năm 2020 gồm: thu nhập, hộ nghèo.  Để phấn đấu trong năm 2018 xã đạt 19 tiêu chí  xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, chính quyền và các đoàn thể xã Chà Nưa đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện tham gia các hoạt động nhằm đáp ứng các tiêu chí XD NTM của xã, bản. Đối với 10 tiêu chí xã đã đạt, xã đang tích cực thúc đẩy tiến độ các Dự án đầu tư Trụ sở, thủy lợi, trường lớp học, đường bê tông các bản để đảm bảo đạt vững chắc các tiêu chí về cơ sở hạ tầng, nâng cao và giữ vững các tiêu chí đã đạt được.
4
Lát gạch sân trường, làm thư viện ngoài trời từ nguồn xã hội hóa
 
Những kết quả xây dựng nông thôn mới của xã đã tác động tích cực đến quá trình phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đến nay trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa có 1 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 10 giáo viên dạy giỏi cấp huyện, 10 giáo viên dạy giỏi cấp trường; tỷ lệ học sinh khá, giỏi hàng năm chiếm trên 50%. Tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng giảm dần; tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt trên 96%. Những kết quả trong xây dựng nông thôn mới cũng đã làm cho đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn ngày càng phong phú, bản sắc dân tộc, truyền thống quê hương, ý thức cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, các hoạt động nhân ái, từ thiện... tiếp tục được giữ gìn, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ; nhận thức và sự hiểu biết về mọi mặt của người nông dân được nâng lên. Điều kiện sống, sản xuất, đi lại, học tập, sinh hoạt của người dân nông thôn thuận lợi hơn, hiệu quả hơn. Các nhu cầu về điện, nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân được đáp ứng tốt hơn; Hệ thống thông tin, truyền thông phát triển nhanh, đồng bộ, tạo điều kiện để người dân nông thôn tiếp cận tri thức mới nâng cao hiểu biết và áp dụng trong học tập, lao động, sản xuất. Thông qua hệ thống thông tin truyền thông, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, các ngành nhanh chóng đến với người dân nông thôn, Từng bước làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh.
 

Tác giả: Phạm Thị Hồng Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3.7 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập106
  • Máy chủ tìm kiếm24
  • Khách viếng thăm82
  • Hôm nay69,862
  • Tháng hiện tại480,406
  • Tổng lượt truy cập136,832,219
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi