banner

GDTH – Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn ở trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè, Tủa Chùa

Thứ hai - 14/05/2018 04:16
Trong những năm qua chất lượng dạy học Tiếng Việt nói chung, dạy học phân môn Tập làm văn nói riêng ở Trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè, huyện Tủa Chùa đã được nâng lên rõ rệt. Nhiều giải pháp dạy Tập làm văn được nhà trường thực hiện có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng năng lực và phẩm chất học sinh.
Trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè cách trung tâm huyện khoảng 15km, là ngôi trường vùng cao còn nhiều khó khăn của huyện Tủa Chùa. Năm học 2017-2018, trường có 7 điểm trường, 44 lớp với 1006 học sinh. Tỉ lệ học sinh người dân tộc thiểu số chiếm tới 99,9%, trong đó dân tộc Mông chiếm 90% còn lại là dân tộc Thái, Kháng, Mường, học sinh dân tộc Kinh chỉ có 02 em. Là ngôi trường có đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, môi trường giao tiếp tiếng Việt còn nhiều hạn chế, nhà trường đã xác định: thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn sẽ cải thiện chất lượng môn Tiếng Việt, nâng cao khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Việt hiệu quả, góp phần bồi dưỡng năng lực phẩm chất cho học sinh.

Tập làm văn là phân môn tổng hợp cao nhất trong môn Tiếng Việt ở cấp Tiểu học: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu. Mục tiêu của cả người dạy và người học là “có cảm xúc” trong mỗi tiết học Tập làm văn. Người giáo viên giúp cho các em cảm nhận được cái hay cái đẹp trong các bài văn, bài thơ, cuộc sống xung quanh và thể hiện “cái đẹp” đó bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh. Song thực tế hiện nay học sinh miền núi phần lớn viết văn rất khô khan, không biết cách dùng từ, đặt câu,… sao cho phù hợp. Qua thực tế dạy phân môn Tập làm văn ở trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè, giáo viên đều nhận thấy bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội dung. Câu văn chỉ mang tính chất thông báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm xúc. Đứng trước thực tế đó, nhà trường rất băn khoăn và trăn trở: “Làm thế nào để giúp các em yêu thích môn Tiếng Việt đặc biệt là phân môn Tập làm văn? Để giúp các em có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước? Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát triển nhân cách cho các em?” Để đạt đ­ược mục đích nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn, các giáo viên nhà trường xác định: Cần tìm hiểu mục đích yêu cầu của phân môn Tập làm văn; nội dung, quy trình, kĩ thuật dạy học các phần luyện tập viết đoạn văn; những nguyên tắc cần lưu ý khi dạy viết văn; kĩ thuật hướng dẫn học sinh viết bài văn, viết đúng chính tả.

Trước hết cần cung cấp các hệ thống kiến thức văn học cho học sinh. Từ ngữ là nhân tố cơ bản để xây dựng câu văn, đoạn văn, bài văn. Nó có một vị trí rất quan trọng. Hiểu, sử dụng đúng, sử dụng hay mới có thể diễn đạt và diễn đạt tốt nội dung, ý kiến của mình. Vậy mà vốn từ của các em rất ít. Điều này đòi hỏi mỗi giáo viên phải suy nghĩ rất nhiều. Những kiến thức lơ mơ, thiếu vốn từ làm thế nào có thể viết văn hay đ­ược. Bằng mọi cách phải bổ sung vào vốn từ ít ỏi của các em bằng sự phong phú của tiếng Việt. Cách làm nhanh nhất là thông qua môn Tập đọc. Thực tế cho thấy nếu giáo viên cho các em nêu và tập giải nghĩa tất cả những từ ngữ mà các em ch­ưa hiểu, sau đó giáo viên chốt lại một từ yêu cầu các em ghi vào “sổ từ”, tập đặt câu để hiểu chắc chắn, biến từ đó thực sự là vốn từ của mình. Song song với việc tích lũy vốn từ qua môn Tập đọc. Trong tiết luyện viết đoạn văn giáo viên phải th­ường xuyên cho các em củng cố về từ ngữ qua dạng bài luyện từ, từ dễ, từ khó.
1
Hội thảo Nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn
của trường PTDTBT TH Xá Nhè
 
Thứ hai, dạy học sinh viết câu có kết cấu từ đơn giản đến phức tạp hơn. Tháp cao nào cũng phải xây dựng từ d­ưới mặt đất. Để viết đ­ược những câu văn mang tính nghệ thuật trong kết cấu, tr­ước tiên học sinh cần nắm đ­ược câu trong dạng đơn giản nhất, đó là những dạng câu học sinh đã đ­ược học: Ai làm gì?Ai thế nào? Ai là gì?... câu khiến, câu hỏi, câu cảm. Dạy những loại câu này đối với học sinh không khó. Ta chỉ cần hư­ớng dẫn tốt qua tiết Luyện từ và câu. Xác định các yêu cầu cơ bản học sinh cần nắm được, và thư­ờng xuyên củng cố thật nhiều. Câu phải có hai bộ phận chính: Chủ ngữ và vị ngữ.

- Chủ ngữ trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Vật gì?

- Vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Nh­ư thế nào? Là gì?

Nếu một bài văn chỉ viết bằng một loại câu thì sẽ gây ra đơn điệu, không hấp dẫn người đọc. Bởi vậy, ta cần trang bị những kiến thức nâng cao về câu cho những “mầm non văn học”. Tuy nhiên ta không bắt buộc học sinh tiếp thu những gì quá phức tạp không phù hợp với tâm lí lứa tuổi. Một số dạng câu có thể dạy là:

- Câu có trạng ngữ.

- Câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ.Thứ ba, dạy học sinh hiểu và sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Bài văn hay không thể thiếu tính nghệ thuật. Để đư­a nghệ thuật vào trong văn có rất nhiều biện pháp. Đối với học sinh ở lứa tuổi này, hai biện pháp nghệ thuật phù hợp nhất là so sánh và nhân hóa. Để mỗi giờ dạy Tập làm văn đạt hiệu quả cao, ngư­ời giáo viên biết sáng tạo, phối hợp hài hoà nhiều yếu tố. Hơn thế nữa, ng­ười giáo viên còn cần tận tâm với nghề, với bài dạy để tự rút kinh nghiệm sau mỗi tiết học. Để dạy văn đ­ược tốt, trước tiên: Hãy suy nghĩ thật kĩ, dạy thật tốt các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện. Bởi chúng có tác động trực tiếp đến Tập làm văn. Nó giúp học sinh tích luỹ vốn từ, hiểu và vận dụng từ, vận dụng những câu văn, đoạn văn hay của bài Tập đọc vào bài văn của các em. Mặt khác thông qua những bài văn hay cần cho học sinh nhận xét việc sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật, từ đó giúp các em tích luỹ đư­ợc vốn kiến thức văn học. Hay trong các giờ Luyện từ và câu, khi hướng dẫn học sinh giáo viên luôn luôn khuyến khích, động viên học sinh tìm các từ hay (theo chủ đề), đặt câu văn giàu hình ảnh, phân tích từ, so sánh câu. Bài Tập làm văn là một sản phẩm của trí tuệ và tâm hồn  của các em. Sản phẩm này hay, dở còn phụ thuộc vào năng lực của mỗi em, kĩ năng giao tiếp, điều kiện sống của gia đình.
2
Tiết học thực tế áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3 ở Trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè
 
Với việc thực hiện các giải pháp trên, kỹ năng  nghe nói, đọc, viết của các em được cải thiện, học sinh tự tin hơn trong giao tiếp bằng Tiếng Việt chất lượng dạy học môn Tiếng Việt ở trường PTDTBT Tiểu học Xá Nhè đã được cải thiện, kết thúc học kỳ I năm học 2017-2018 tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt, Hoàn thành môn Tiếng Việt đạt 94,1% trong đó Hoàn thành tốt đạt 20,5% từng bước đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục tiểu học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Tác giả: Phạm Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Fanpage Ngành Giáo dục
Quản lý thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm132
  • Hôm nay13,378
  • Tháng hiện tại361,886
  • Tổng lượt truy cập136,713,699
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi